Video bài giảng CCNA - Phần 5: Mạng căn bản

Trong phần này, mình xin giới thiệu đến mọi người video bài học số 5: Mạng căn bản. Video được thực hiện bởi thầy giáo Lê Đức Phương - VnPro



Part1


Part2


Part3


To be continue....
Read more…

Video bài giảng CCNA - Phần 4: Hướng dẫn chia địa chỉ IP

Chia địa chỉ IP là một phần rất quan trọng với các bạn bắt đầu học CCNA, nếu thành thạo các cách chia đia chỉ IP thì các bạn sẽ làm nhanh được các câu hỏi lý thuyết cũng như bài tập về lab. Sau đây, mình xin giới thiệu video bài giảng CCNA phần 4: Hướng dẫn chia địa chỉ IP của thầy giáo Lê Đức Phương - VnPro


Part1


Part2


Part3


Part4


Part5


Part6


Part7


to be continue...
Read more…

Video bài giảng CCNA - Phần 3: Bài giảng Ethernet Lan

Phần 3: Bài giảng Ethernet LAN của thầy giáo Lê Đức Phương - VnPro



Part1


Part2


To be continue ....
Read more…

Video bài giảng CCNA - Phần 2: Giới thiệu mô hình TCP/IP


Ở bài trước, chúng ta đã được làm quen với mô hình OSI. Trong phần 2 này, mình cung cấp video giới thiệu về mô hình TCP/IP.

Part1


Part2


Part3
Read more…

Video bài giảng CCNA - Phần 1: Giới thiệu mô hình OSI

CCNA là một chứng chỉ khá quan trọng với kỹ sư viễn thông, nhất là những người theo chuyên ngành mạng VT. Học CCNA cũng là cả một quá trình, chất lượng trung tâm là một phần, còn quan trọng nhất là quyết tâm của chính bản thân các bạn nữa. Có thể là bạn không có điều kiện để đến trung tâm theo học, hoặc những bài giảng ở trung tâm chưa thực sự giúp bạn hiểu hết vấn đề. Vì vậy, mình xin giới thiệu đến các bạn đang theo học CCNA một series video bài giảng của thầy giáo Lê Đức Phương (trung tâm VnPro). Bài giảng của thầy được xây dựng khá công phu, giảng giải rất là kĩ càng và dễ hiểu.


Phần 1: Mô hình OSI

Part1


Part2


Part3


To be continue....
Read more…

Học CCNA, bạn nên đọc bài này.

Các bạn đang nghĩ gì vậy ?
Các bạn nghĩ cái gì khi liên tưởng đến cái CCNA này ?

Tôi đang tưởng tượng mình nói với học viên của mình 2 câu này. Tôi không muốn nói với tất cả, nhưng với 1 vài. 1 vài này cũng không nhỏ đâu, nhưng họ có thể là bất kỳ ai, sinh viên lẫn người đi làm, những người chẳng học gì liên quan đến máy tính lẫn có liên quan đến tin học. Họ lựa chọn CCNA vì người ta bảo thế, vì công việc sắp tới có thể cần, vì những lý do … ngớ ngẩn, và kể cả có những người với lý do chính đáng là học để biết, nhưng động lực đó không thúc giục được quyết tâm “già nua”

Tôi là 1 người trẻ, tôi nghĩ rằng mình luôn bước vào lớp với sự nhiệt tình ngốc nghếch, và khao khát truyền cái cảm hứng về networking cho mọi người. Tôi nghĩ lại lúc tôi học CCNA lúc trước, cũng thú vị vì nó mới, nhưng nó cũng nhạt nhẽo, ko đủ thú vị, và đầy nghi hoặc. Tôi đi dạy với những ký ức đó, và tôi cố gắng làm mọi cách để nó trở nên đơn giản mà thú vị hơn, thực tế nhưng vẫn đầy thách thức. Tôi ước gì người học có thể hiểu được điều đó. Tôi đi dạy ko phải chỉ là đi chém gió dăm ba bài học, ko phải vì hợp đồng phải thế, ko phải vì người ta trả tiền cho trách nhiệm đó, tôi đi dạy để chia sẻ về những câu chuyện networking của mình


1 – 3 tháng là mấy phần của đời bạn ?

Tôi thực sự chưa muốn nói đến cái CCNA này nó cho bạn cái gì. Nhưng mọi khóa học CCNA chỉ trong 1 – 3 tháng, tôi tự hỏi nó tốn bao nhiêu thời gian của cac bạn, mà các bạn không nỡ dành ra 1 cách nghiêm túc. So với cái bằng “5-năm-không-hiểu-gì” ở ĐH và mấy cái project “mình-không-làm-có-thằng-khác-làm” ở cơ quan thì 1 – 3 tháng học nó đáng giá bao nhiêu thời gian của bạn ?

Tôi chưa nói đến chuyện bạn tự học ở nhà, trách nhiệm đầu tiên là nên đến lớp đầy đủ. Ước gì tôi nói chuyện chán như con gián để bạn chỉ muốn đuổi tôi ra khỏi lớp, tôi đã cố gắng chân thành và thú vị nhất có thể, tôi nghĩ rằng những cái tôi chia sẻ là có ích, vì bạn cần bạn mới đến học. Vậy ma cái yêu cầu “đơn giản” đó cũng khó với bao nhiêu người.

Cái câu hỏi đầu tiên lại là “thi như thế nào?” “có dễ không?” hay “cheat kiểu gì?”

Bạn có vô số lý do để mà không tới lớp, nhưng thật ngớ ngẩn sau 1 – 2 buổi, bạn quay lại lớp, nhận ra sự ngu ngốc của mình và không bao giờ quay lại nữa. Chắc chắn thế, tôi biết điều đó. Quyết tâm của các bạn chỉ là thứ quyết tâm “ruồi muỗi”, vậy mà bạn cứ đòi hỏi hết thứ này đến thứ khác trong cuộc đời… Lạy chúa !

Chẳng có bao nhiêu thời gian, sao không cố gắng?

CCNA cho bạn cái gì ?

Tôi ước gì có thể khiến bạn hiểu rằng: CCNA cho bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ, tất nhiên nếu bạn cố gắng…

Nếu bạn nhìn vào những bài lab của tôi, bạn sẽ thấy nó “sặc mùi” ngôn ngữ triển khai, tôi cố gắng đưa nó trở nên thực tế nhất có thể. Và tôi cá là đám CCNP mà đọc thì cũng phải đắn đo suy nghĩ. Tại sao tôi nói thế, chúng đều là kiến thức CCNA cả.

Nghĩa là những cái bạn đc học trong 1 chương trình “sơ cấp”, nó có thể hữu dụng vô cùng.

Tôi học CCNP khi vẫn còn lờ mờ với những kiến thức CCNA, mà tôi vốn nghĩ mình đã quá hiểu. Với tôi định tuyến là 1 loạt những câu lệnh “network” để rồi sau đó “show ip route” lên thấy rất nhiều dòng và cuối cùng các Router ping đc nhau. Tôi muốn giúp các bạn nhận ra những cái tinh tế khác, những cái thực tế hơn. Đôi khi tôi mơ mộng trong những đồ hình lớn, cũng chỉ muốn truyền tải một điều rằng vẫn chỉ cần CCNA, bạn có thể làm gần như tất cả. Bạn sẽ nhận ra sự tự tin nó hiển hiện trong những suy nghĩ và CCNP đôi khi chỉ thuần túy là thứ rẻ tiền.

Nào hãy bình tĩnh khi gõ lệnh nó ko thể hiện đúng như bạn nghĩ, kiểm tra và xem lại, gỡ rối và thử sai. Đó là những kỹ năng của 1 người thực sự thấu hiểu. CCNA cho bạn nền tảng, tôi tin đó là sự thấu hiểu bạn cần. Tôi chỉ nhận ra cái đó khi tôi ôn thi CCIE và đi dạy, tôi không mong chờ bạn có thể nắm được tất cả, nhưng niềm tin là cái quan trọng. Nếu bạn đủ quan tâm và theo đuổi, với CCNA không bạn cũng có thể thành trùm

Đừng nghĩ rằng điều đó là lố bịch. Vì tôi đang hỏi niềm tin của bạn, đừng so sánh với những lời khuyên của “kinh nghiệm” tầm thường

 

Học … đơn giản là học cho “đàng hoàng”

Tôi không thích những lớp thứ 7 – CN, thật ngớ ngẩn khi 1 tuần mới xem lại bài vở 1 lần

Tôi cũng ko thích những lớp hàng ngày từ t2 –> t6, thật ngớ ngẩn khi mỗi ngày lại nhồi vào đầu cả đống chữ nghĩa

3 buổi 1 tuần là thời gian phù hợp. Nhưng tôi nghĩ các bạn thích cái thứ 2 hơn, các bạn chỉ háo hức học nhanh, xong sớm, để còn thi, và lấy bằng, bạn thường đổ lỗi cho vấn đề “thời gian gấp” – nhưng tôi lại phải tự hỏi về quan điểm của bạn về giáo dục? Tất nhiên có 1 số bạn có thể theo kịp, vì họ có nền tảng và chịu khó xem lại ở nhà, tôi rất thích trao đổi với họ.

3 Buổi để cách ngày bạn có thể review lại, là khoảng thời gian đệm đủ dài để hấp thu kiến thức, và để tự mình làm lại bài. Là khoảng thời gian đủ để bạn viết email va trao đổi 1 số vấn đề, lên vnpro để comment hay viết 1 bài blog. Đỉnh cao của sự học la tự học – Tôi lại đang kể, trải nghiệm của tôi khi ôn thi CCIE, tôi nghĩ tự học nó là như thế. Và bạn sẽ lên trình nhanh hơn bạn tưởng. Chỉ cần review 10’, chỉ cần làm lại bài lab thêm 30’. Bạn có thể config 1 interface nhanh gấp đôi bằng cách làm thêm 2-3 bài lab nữa. Tôi tự hỏi tại sao đến giữa kỳ rồi vẫn có người hỏi tôi về cái clock rate, và làm sao để cái đường serial up/up ?

Chia sẻ ra đây những quan điểm và tôi hy vọng các bạn có thể hiểu. Tôi tin vào những điều tôi viết ra, tôi nghĩ nó là như vậy. Tôi chưa có thành tựu gì cả, nhưng tôi nghĩ nó đúng. Bản chất của vấn đề là như vậy, sao các bạn không thử cố gắng trân trọng cái CCNA của bạn hơn ?

Nguồn: svptit.org

Read more…

Tài liệu hướng dẫn thực hành LAB của CCNA bằng Tiếng Việt

1. CCNA Lab Series
Tác giả Mẫn Thắng




Link download: http://www.mediafire.com/view/?7lye730rvkepavi


2. LAB CCNA tiếng Việt 

Đây là quyển LAB do thầy Dương Văn Toán biên dịch. Sách hướng dẫn rất chi tiết, giúp các bạn nắm rõ hơn ý nghĩa các câu lệnh nhất là khi đa phần các bạn học CCNA thì kỹ năng đọc sách bằng tiếng Anh vẫn còn hạn chế. Ngoài ra đối với các bạn đã từng học CCNA thì việc đọc xong quyển LAB này sẽ giúp bạn hiểu sâu thêm rất nhiều.
Chú ý: Sách chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi thực hành trên hệ thống LAB thật



Link download: 
Nguồn: VnExperts- Networking Academy


3. LAB tổng hợp CCNA

Tài liệu của Trung tâm đào tạo quản trị mạng Trường Tân



Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài TUT thực hành LAB CCNA tại trang sau:

Read more…

Tổng hợp tài liệu học CCNA

 

CCNA (Cisco Certificated Network Academy) là chứng chỉ cơ sở về mạng của hãng Cisco. Khóa học cho chứng chỉ này thường kéo dài từ 3 đến 9 tháng. Cisco thường liên kết với các trường đại hoc để ủy quyền đào tạo chứng chỉ này. Đạt được chứng chỉ này học viên có thể có được những kiến thức cơ bản để thiết kế hay quản trị một mạng máy tính với số nút mạng dưới 200 nút và không hạn chế những thủ tục giao tiếp như IP, IGRP, IPX, Serial, Apple Talk, Frame Relay, IP RIP, VLANs, Ethernet, Access List..



Nội dung chương trình đào tạo “Chuyên viên quản trị mạng Cisco - CCNA”
Phần 1: Căn bản về mạng
Phần 2: Công nghệ chuyển mạch LAN và Campus
Phần 3: TCP/IP
Phần 4: Mạng diện rộng WAN
Phần 5: Security
Phần 6: IPv6 - WLAN
Khóa học sẽ cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản sau:
  • Mô hình OSI và các giao thức
  • Địa chỉ IP, và subnet masks
  • Các thiết bị trong Mạng LAN và WAN
  • Cấu hình cho Bộ định tuyến (Router) căn bản
  • Định tuyến và các giao thức định tuyến
  • Bảo mật hệ thống mạng căn bản
  • Cấu hình định tuyến nâng cao
  • Lý thuyết và thực thi chuyển mạch LAN và VLAN
  • Thiết kế LAN & chuyển mạch LAN nâng cao
  • Lý thuyết và thiết kế WAN
  • Các công nghệ WAN: PPP, frame relay
  • Xử lý sự cố mạng
    Hoàn thành khóa học CCNA, học viên sẽ có được:
    Nền tảng kiến thức cơ bản, vững vàng về các công nghệ như IP, Ethernet, các giao thức định tuyến như RIP, IGRP, OSPF, EIGRP, ...
    Thành thạo với một số thiết bị mạng của Cisco: Thiết bị chuyển mạch lớp 2 (Switch Layer 2) serial 2900, 2950. Thiết bị định tuyến (Router) serial 2500, 2600 : Cách thức truy cập thiết bị, cấu hình kết nối các thiết bị với nhau, cấu hình các giao thức trên các thiết bị trong một hệ thống, ...
    Có thể cài đặt, cấu hình và duy trì hoạt động của mạng LAN, kết nối WAN, cho các mạng quy mô nhỏ hơn 100 nốt.
    Tài liệu CCNA
    Học viện  Netpro cung cấp cho học viên theo học một kho tài liệu tương đối phong phú và đầy đủ (Bao gồm cả tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt). Các bạn có thể download tài liệu về tham khảo. Với kho tài liệu này, bạn nào có khả năng tự học được thì rất tốt. Nếu có điều kiện thì nên đăng kí một khoá học CCNA ở một trung tâm uy tín. Ví dụ như Học viện CNTT Bách Khoa BKCAD, học viện Netpro, NIIT....hoặc ngay tại trường mình cũng rất tốt.
    Chứng chỉ CCNA có giá trị trong vòng 3 năm, vì thế tốt nhất là chúng ta nên chờ đến năm cuối để thi sẽ có lợi hơn khi đi xin việc sau này.

    Tài liệu Tiếng Anh:
    Ebook:
    http://www.4shared.com/rar/JJ15i90A/english_book.html

    Lab tổng hợp của học viện BKCAD:
    http://www.4shared.com/rar/dqDDy39-/Labs_Collection.html


    Tài liệu Tiếng Việt:
    Giáo trình CCNA Tiếng Việt của nhà xuất bản Minh Khai
    http://www.4shared.com/office/wkchFqOq/ccna_tieng_viet_full234.html


    Hướng dẫn cấu hình Switch & Router bằng Tiếng Việt
    http://www.4shared.com/office/XV8KkVF7/cau_hinh_routerswitch_tieng_vi.html


    Đĩa chương trình hướng dẫn học bằng giao diện Flash của Netpro:
    http://www.4shared.com/rar/8pk3zneF/netpro.html

    Sử dụng chương trình
    Các bạn tải phần mềm Ultra ISO về. Đây là phần mềm để tạo ổ đĩa ảo và mở flie ISO như mở đĩa CD/DVD. Link download:  http://www.4shared.com/rar/DpzbhyMk/UltraISOPremiumEdition93.html. Sau khi giải nén, chạy file setup.exe. Tiến hành cài đặt bình thường, ở hộp thoại cuối cùng bỏ chọn “Launch UltraISO” và Finish. Sau đó chạy file crack.exe, Next và Finish. Mount file ISO vừa download vào ổ đĩa ảo vừa được tạo ra trong My Computer vào và chạy chương trình học.

    Phần mềm bổ trợ thực hành: Cisco Packet Tracer
    http://www.d09vt1ptit.co.cc/2012/03/packet-tracer-cong-cu-mo-phong-mang-cua.html

    Nguồn: softprovn.net

    Chúc các bạn học tốt!
  • Read more…

    Packet Tracer - Công cụ mô phỏng mạng của Cisco

    Packet Tracer là một phần mềm giả lập mạng dùng trong học tập sử dụng các thiết bị mạng (router/switch) của Cisco. Nó được hãng Cisco cung cấp miễn phí cho các trường lớp, sinh viên đang giảng dạy/ theo học chương trình mạng của Cisco. Sản phẩm cung cấp một công cụ để nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của mạng và các kỹ năng làm việc với hệ thống Cisco. 


    Chức năng
    Phiên bản hiện nay của Packet Tracer hỗ trợ giả lập một loạt các phương thức tầng ứng dụng và các phương thức định tuyến cơ bản như RIPOSPF, và EIGRP trong yêu cầu của chương trình CCNA. Trong khi phần mềm nhắm đến cung cấp một môi trường giả lập mạng, nó chỉ sử dụng một ít chức năng được cung cấp trên Cisco IOS. Vì vậy, Packet Tracer không thích hợp làm mô hình mạng lưới sản xuất. Với sự ra mắt của phiên bản 5.3, nhiều tính năng mới được thêm vào, bao gồm BGP. BGP không nằm trong chương trình giảng dạy CCNA, nhưng nằm trong chương trình CCNP. 

    Sử dụng trong học tập nghiên cứu


    Packet Tracer được sử dụng rộng rãi trong các chương trình học thi chứng chỉ CCNA của Cisco. Vì phần mềm cung cấp giới hạn một số chức năng, nó chỉ dùng để phụ trợ chứ không thay thế thiết bị Router hay Switch trong quá trình học. 
    Với chương trình học hiện nay, Packet Tracer phục vụ cho 2 môn học là Mạng máy tính và Mạng Viễn thông. Các bạn nên nắm vững được cách sử dụng thì việc mô phỏng mạng sẽ dễ dàng, làm tăng tính thực tế và dễ hiểu bài hơn.


    Cấu hình yêu cầu



    • CPU: Intel Pentium 300 MHz trở lên
    • OS: Microsoft Windows 2000, Windows XP, Vista Home Basic, Vista Home Premium, Fedora 7, or Ubuntu 7.10
    • RAM: 96 MB
    • Ổ cứng: còn trống hơn 250 MB
    • Độ phân giải màn hình: 800 x 600 hoặc cao hơn
    • Macromedia Flash Player >= 6.0
    • Font chữ Unicode

    Download chương trình

    Read more…