Đáp án một số câu bài tập Kiến trúc máy tính

Do bản đề cương của các bạn trước chưa có lời giải 5 bài cuối (3.6-3.10) nên mình up lên cho mọi người tham khảo:

http://www.mediafire.com/view/?x0s0vd2tj5ulzd6

Câu 3.8 và 3.9 thầy giáo đã chữa nên tớ chỉ giải bài 3.6; 3.7 và 3.10

Có thể lời giải chưa phải là tốt nhất...Nên các bạn ai có lời giải ngắn gọn mà dễ hiểu hơn thì up lên comment cho mọi người tham khảo với nhé!

Chúc cả nhà thi tốt!

Read more…

[MMT] Đáp án Open Lab

Các bạn đao loát về tham khảo nhé! Bài của bác Nguyệt đấy!


Link đề bài Open lab:http://www.mediafire.com/?z52kee55bbc9q2j

Link download: http://www.mediafire.com/?x3jwoznqfjimf73
Read more…

[MVT]Mẫu quyển Bài tập lớn

Các bạn chú ý trình bày bản WORD bài tập lớn Mạng Viễn thông như mẫu dưới đây nhé!
(Là bản tham khảo, không nhất thiết giống 100% nhưng phải giống cơ bản về Font, size, margin)






Link download:
http://www.mediafire.com/?2m69qaet895wb25
Read more…

[MVT] Hướng dẫn làm bài kiểm tra thực hành Packet Tracer

Các bạn download về tham khảo nhé!

http://sdrv.ms/11x8F05


Topo mẫu kiểm tra: 
http://d09vt1ptit.blogspot.com/2012/04/mang-vien-thong-mau-kiem-tra-thuc-hanh.html

Chúc các bạn làm bài tốt!
Read more…

Ngân hàng câu hỏi [cập nhật lần 2]

Như lần trước mình đã đăng ngân hàng câu hỏi truyền sóng với mạng máy tính, hôm nay tớ tìm được một số tài liệu mới của một số môn chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, các bạn tham khảo nhé :

 - Ngân hàng câu hỏi ghép kênh tín hiệu số :

- Đề cương ôn tập kiến trúc máy tính :
.....tiếp tục cập nhật....


Xem Ngân hàng câu hỏi Truyền sóng & Anten và Mạng máy tính tại đây

Read more…

[MVT] Giới hạn đề thi kết thúc học phần!

Đây là đề cương rút gọn để ôn tập môn Mạng Viễn Thông do thầy Nguyễn Tiến Ban phê duyệt. Ngân hàng câu hỏi gồm 25 câu, trong đó một số câu có chứa cả nội dung câu hỏi 1 điểm, 2 điểm...Tức là một câu lớn có thể tách ra một ý để làm câu hỏi 1 điểm, 2 điểm. Hoặc để nguyên thì là câu hỏi 3 điểm hoặc 4 điểm.


Các bạn download tại đây: http://www.mediafire.com/?59e1if60u11zy4b


Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Read more…

Đáp án 2 bài cuối Cisco

Đây là đáp án bài ENetwork Practice Final Exam

Để làm bài ENetwork PT Practice SBA các bạn cần cài (ấn váo chữ nhé ^^) fire foxjava, flash player (dùng fire fox duyệt web rồi mới tải được flash player cho fire fox) và packet tracer (chỉ dùng fire fox để vào làm được thôi)

Đề ENetwork PT Practice SBA của t
Còn đây là đáp án ENetwork PT Practice SBA (Chỉ dành riêng cho bợn nào có đề giống đề trên thôi và chỉ đc 92% nhé (^-^))
đọc qua cái đề thứ 2 thấy ko khác mấy các bợn tải đề số 2 đây rồi thay số và chữ vào đề số 1 của t là đc đáp án đề 2 (tham khảo) đây 

Chúc các bạn thành công ^^!
P/s: còn cái bài feedback thấy các bạn kêu quá luôn, nó mà khó thế thì cứ đánh hết đáp án ở giữa cho xong =))))
Read more…

[Mạng Viễn thông] Mẫu topo kiểm tra thực hành Packet Tracer

Cô giáo gửi kèm topo mẫu của bài kiểm tra, các bạn thử làm trước đi nhé. Khi kiểm tra thực hành thì cô giáo sẽ yêu cầu cài đặt một số dải địa chỉ nào đó và chạy một vài giao thức định tuyến.




Kết quả là các bạn sẽ phải show bảng định tuyến chỉ đường đi, và thuần
phục việc config router thông qua CLI (tức là 100% config bằng lệnh nhé!)


Topo mẫu (mở bằng Packet Tracer): http://www.mediafire.com/?kmsn6czcv2wdem6
Hướng dẫn thực hành: http://www.mediafire.com/view/?gogd4nolcyl36hd
Read more…

[HOT] Đề thi trắc nghiệm mẫu môn MVT

Do thời gian còn rất ít nên cả nhà chia ra mà học cho đỡ vất vả nhé. Mình vừa "chôm chôm" được cái đề của mấy anh chị khoá trước, nghe đồn là cấu trúc giống như thế này.
Đề kiểm tra D04VT: http://www.mediafire.com/view/?j29015t5ey1ak4c


Bonus thêm cái đề D01 (có thể tham khảo phần trắc nghiệm nhé!)
http://www.mediafire.com/?e2cf6ow5fj9ic22
http://www.mediafire.com/?27wnxb9a5b3kyco
Read more…

Tài liệu hướng dẫn thực hành LAB của CCNA bằng Tiếng Việt

1. CCNA Lab Series
Tác giả Mẫn Thắng




Link download: http://www.mediafire.com/view/?7lye730rvkepavi


2. LAB CCNA tiếng Việt 

Đây là quyển LAB do thầy Dương Văn Toán biên dịch. Sách hướng dẫn rất chi tiết, giúp các bạn nắm rõ hơn ý nghĩa các câu lệnh nhất là khi đa phần các bạn học CCNA thì kỹ năng đọc sách bằng tiếng Anh vẫn còn hạn chế. Ngoài ra đối với các bạn đã từng học CCNA thì việc đọc xong quyển LAB này sẽ giúp bạn hiểu sâu thêm rất nhiều.
Chú ý: Sách chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi thực hành trên hệ thống LAB thật



Link download: 
Nguồn: VnExperts- Networking Academy


3. LAB tổng hợp CCNA

Tài liệu của Trung tâm đào tạo quản trị mạng Trường Tân



Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài TUT thực hành LAB CCNA tại trang sau:

Read more…

Tổng quan về ĐTVT

Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại. Tìm hiểu ngành điện tử viễn thông. Ngành điện tử viễn thông là gì?



Hiện nay ngành Điện tử - Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì ngành Điện tử -Viễn thông có những ứng dụng cụ thể ở các lĩnh vực như sau:

1. Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới
Đây là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.
2. Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việclàm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...

3. Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất.
Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
4. Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
5. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...
Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.
Những tố chất cần thiết cho ngành Điện tử - Viễn thông
Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Chính vì vậy khi làm khoa học thì ngành học này lại đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất kì ngành học nào thì cũng đòi hỏi người học phải có mục tiêu và đam mê. Đối với ngành Điện tử-Viễn thông thi yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều bởi ngành học này nó có rất nhiều điều thú vị, có thể làm người học bị phân tán khỏi mục tiêu chính thậm chí có thể khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn.
Bên cạnh đó, ngành Điện tử - Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành.

Ngoài ra, Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng. Kỹ năng của yếu tố này sẽ do môi trường làm việc và chính bản thân người học tạo dựng nên.



Nguồn: dantri.com.vn
Read more…

Dự báo xu hướng phát triển viễn thông đến năm 2014

Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng khi nền kinh tế suy thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm chừng, thậm chí phát triển âm tại một số khu vực thì các dịch vụ di động và dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh như vậy, việc có đầu tư phát triển 3G với vốn đầu tư khá lớn hay không đang trở thành vấn đề cho nhiều nhà mạng trên thế giới. Bài viết giới thiệu những nhận định về xu hướng phát triển dịch vụ và công nghệ trong 5 năm tới, đây sẽ là kim chỉ nam có thể giúp ích cho các nhà mạng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của mình.
HSPA tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo

HSPA (công nghệ truy nhập gói tốc độ cao) gồm có hai giao thức băng rộng di động, gọi là HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access: Truy cập gói Đường xuống tốc độ cao) và HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access: Truy cập Gói Đường lên tốc độ cao), vận hành trên các thiết bị 3G. HSDPA dùng trong các thiết bị cầm tay 3G hiện nay có thể tải (download) dữ liệu với tốc độ 7Mbps,  do các hãng như AT&T, Samsung và Vodafone phát triển.

Tính đến thời điểm nay các mạng HSPA đã đạt hơn 125 triệu thuê bao tại 107 quốc gia, trong khi đó đối thủ của HSPA là WiMAX theo dự báo đến năm 2014 cũng mới chỉ đạt 75 triệu thuê bao. Điều đó khẳng định HSPA sẽ tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo trong 5 năm tới.

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng HSPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2008-2009
(Nguồn: Hiệp hội GSM)

Theo một công bố mới đây của Hiệp hội GSM, hiện có 245 nhà cung cấp đang sử dụng công nghệ HSPA, và 65 nhà mạng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoặc đang được triển khai. Trung bình một tháng có thêm khoảng bốn triệu kết nối dịch vụ và hơn 1.380 thiết bị đầu cuối lựa chọn công nghệ này từ 134 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới.

Các hãng phân tích thị trường như Informa & Media, Pringle, Juniper Research cũng lần lượt đưa ra những dự báo của mình về công nghệ HSPA.

Một nghiên cứu của Juniper Research đã khẳng định HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động "chiếm lĩnh" thị trường này trong 5 năm tới và sẽ chiếm gần 70% tổng số thuê bao băng rộng di động. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Informa Telecoms & Media dự đoán rằng HSDPA sẽ chiếm 65% của các thuê bao băng rộng di động 3,5G trên khắp thế giới với 2,8 tỉ thuê bao vào năm 2014 (Hình 2).
 
       Hình 2: Dự báo sự phát triển thuê bao HSPA tới năm 2014 (Nguồn: Informa & Media)

Pringle cũng đưa ra nhận định rằng HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động chiếm lĩnh trong ít nhất là 5 năm tới, sau đó nó có thể bị bắt kịp bởi các công nghệ 4G như LTE.

Bùng nổ lưu lượng dữ liệu

Theo dự báo của Telecom Informa, trong khi dữ liệu thoại tăng chậm, thuê bao cố định phát triển chững lại thì thuê bao di động tiếp tục bùng nổ, kéo theo lưu lượng dữ liệu tăng với tốc độ chóng mặt.

Lưu lượng dữ liệu qua mạng đến năm 2012 được dự báo là sẽ tăng gấp 25 lần so với cuối năm 2008 kéo theo doanh thu từ dữ liệu cũng tăng gấp 2 lần (Hình 3). Đồng thời sự tham gia thị trường của các công nghệ mới như LTE sẽ tạo động lực cạnh tranh và làm cho giá cước trên 1 Mb dữ liệu giảm từ 0,6 Euro xuống chỉ còn 0,1 Euro vào năm 2012.

Hình 3: Lưu lượng dữ liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh
(Nguồn: Telecom Informa & Pyramid)
Sự phát triển bùng nổ về dữ liệu kéo theo sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu của các nhà mạng sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy các nhà mạng này triển khai các công nghệ mới mà điển hình là Femtocell. Femtocell có thể giúp các nhà khai thác di động giảm chi phí khai thác (OPEX) cũng như tăng hiệu quả cho các chi phí đầu tư ban đầu trong các giải pháp phân phối tài nguyên vô tuyến tại những nơi như  hộ gia đình, văn phòng.
Thuê bao 3G sẽ chiếm gần 50% thị phần
Tính tới tháng 9/2009 theo số liệu thống kê của hiệp hội GSM có khoảng 571 triệu thuê bao 3G (cả CDMA/EV-DO và UMTS/HSPA) trong tổng số 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu, chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên theo dự báo của Informa thì trong giai đoạn từ 2009-2014, tốc độ phát triển thuê bao 3G sẽ đạt trung bình trên 50% một năm và đến cuối năm 2014 sẽ đạt mốc 3,2 tỉ thuê bao, chiếm khoảng 46% thị phần thuê bao di động trên toàn cầu (Hình 4). Đây được cho là giai đoạn phát triển ấn tượng của các thuê bao 3G và là giai đoạn tiền đề để 3G chính thức chiếm lĩnh thị trường di động từ năm 2015.
 
Hình 4: Dự báo sự phát triển của các thuê bao 3G toàn cầu theo các công nghệ giai đoạn 2009-2014 (Nguồn: Infomar & 3gamericas)
 
Hình 5: Dự báo sự phát triển của các thuê bao di động toàn cầu đến năm 2014
(Nguồn: Informa & 3gamericas)
Tuy nhiên sự phát triển của thuê bao 3G chủ yếu chỉ tập trung ở công nghệ UMTS/HSPA với khoảng 2,8 tỉ thuê bao, chiếm 84% số thuê bao 3G. Điều này được cho là khá dễ hiểu bởi vì số lượng thuê bao 3G mới là không nhiều mà chủ yếu là chuyển từ thuê bao 2G lên 3G, trong khi đó công nghệ GSM – công nghệ để phát triển lên 3G UMTS/HSPA hiện đang chiếm tới 80,11% thị phần (Hình 5)
 
Hình 6: UMTS/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo trong họ 3G với 84% thị phần (Nguồn: Informa & 3gamericas)
 
Hình 7: Công nghệ GSM đang chiếm 88,11% thị phần là tiền đề cho sự chiếm lĩnh thị trường 3G của công nghệ UMTS/HSPA (Nguồn: Informa & media)
Kết luận
Sự phát triển bùng nổ của 3G trong giai đoạn này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các dịch vụ gia tăng. Các kho ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng qua qua di động như: thanh toán qua di động, Mobile TV, các dịch vụ mạng xã hội trên di động… cũng sẽ phát triển mạnh. Và doanh thu từ cácứng dụng và quảng cáo qua di động theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Juniper Research sẽ tăng từ mức 2 triệu USD vào năm 2010 lên 732 triệu USD vào năm 2014.

Read more…

Từ điển chuyên ngành Viễn Thông

Hiện nay , từ điển chuyên ngành viễn thông hay được sử dụng nhất là Prodic2007 (từ điển đa chuyên ngành trong đó có viễn thông) và Teldic (chỉ dành riêng cho viễn thông nhưng giải thích rõ ràng hơn).

1. Từ điển chuyên ngành thương mại và kỹ thuật Prodict 2007


Là một trong hai bộ từ điển nổi tiếng được VCcorp mua lại phân phối miễn phí đến người dùng. Với khoảng 600.000 từ trong gần 20 chuyên ngành phổ biến. Dữ liệu phong phú, chuyên sâu, chế độ tra cứu thông minh, Prodict được nhiều dân "pro" yêu thích.

Download [1link~346MB]: http://tratu.vn/download/Prodict_2007.zip


2. Teldic 

Từ điển chuyên dụng dành cho chuyên ngành điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Điểm nổi bật của bộ từ điển này là giải thích các thuật ngữ chuyên ngành một cách chi tiết bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt. Hơn nữa, dung lượng của bộ từ điển này cũng rất nhỏ.

Download (16MB): http://www.mediafire.com/?jo7d5dgox7309d5

Nguồn: tratu.vn

Chúc các bạn học tốt!

Read more…

Phần mềm mô phỏng của SIEMENS về SDH, GSM, ATM và Digital telephony

SIEMENS cung cấp ra một số chương trình mô phỏng hệ thống mạng  nhằm giúp cho người học có thể hiểu rõ hơn vì nó tính trực quan của nó.
Mình vừa sưu tầm được 4 phần mềm của SIEMENS mô phỏng các hệ thống sau:


1. Ghép kênh SDH 
Dùng để mô phỏng cấu trúc cũng như hoạt động của hệ thống ghép kênh SDH một cách trực quan nhất. Bạn có thể tạo account để đăng nhập vào chương trình. Sau khi học xong mỗi mục lý thuyết sẽ có một bài Test trắc nghiệm để kiểm tra độ hiểu bài của bạn. Phần mềm này ứng dụng để học tốt môn ghép kênh tín hiệu s.
Link download: http://www.mediafire.com/?f3gk0vmdrhcu1r9
Cài đặt: 
+ Giải nén file Introduction_SDH.zip; chạy file setup.exe. OK!
+ Sau đó vào Program/Introduction SDH/Introduction SDH để chạy mô phỏng.


2. Công nghệ ATM 
Dùng để mô phỏng cấu trúc cũng như hoạt động của hệ thống mạng ATM. Bạn có thể tạo account để đăng nhập vào chương trình. Sau khi học xong mỗi mục lý thuyết sẽ có một bài Test trắc nghiệm để kiểm tra độ hiểu bài của bạn. Phần mềm này ứng dụng để học tốt học phần kỹ thuật chuyển mạch, mạng truy nhập.
Link download: http://www.mediafire.com/?smm74hn6thcz7oj
Cài đặt:
+ Tạo thêm 1 thư mục tại thư mục đã cài đặt SDH hay GSM, thường là C:\SIECBT. Ví dụ như C:\SIECBT\ATM.
+ Giải nén file mophonghethongatm.zip vào thư mục C:\SIECBT\ATM
+ Phải chuột vào desktop Tạo một new shortcut với đường dẫn: C:\SIECBT\TBOOK.EXE C:\SieCBT\ATM\menutech.tbk

+ đặt tên cho shortcut và đúp chuột để chạy chương trình.

3. DIGITAL TELEPHONY  
Cài đặt:
+ Sau khi giải nén, các bạn copy 2 thư mục có tên '1' và '2' vào ổ đĩa D (mục đích là cho dễ thao tác cài đặt thôi)
+ Tiếp theo, các bạn chạy file setup.exe trong thư mục '1'
Chọn Continue -> Chọn OK -> hiện thông báo chèn Disk 2
Gõ vào 'D:\2\' 


4. Mô phỏng GSM 
Dùng để mô phỏng cấu trúc cũng như hoạt động của hệ thống mạng GSM. Phần mềm này ứng dụng để học tốt học phần mạng viễn thông.  
Cài đặt:
+ Click vào setup.exe sau khi giải nén file vừa down về.
+ Click continue => OK => Cancel => Ignore
+ Hiện ra hộp thoại mới, click vào OK
Khởi động chương trình vừa cài đặt từ All Programs/Introduction GSM_DCS/

Chúc các bạn học tốt!

Read more…

MATLAB & Simulink - Download và hướng dẫn cài đặt

Giới thiệu
MATLAB là một môi trường tính toán số và lập trình, được thiết kế bởi công ty MathWorks. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật.Ngôn ngữ lập trình dùng trong hệ tính toán số cũng có tên gọi là MatLab. Nó thuộc kiểu lập trình thủ tục (với một số đặc điểm của lập trình hướng đối tượng mới được bổ sung trong các phiên bản gần đây.
Lịch sử phiên bản
Phiên bản đầu tiên MATLAB 1.0 ra dời năm 1984 viết bằng C cho MS-DOS PC được phát hành đầu tiên tại IEEE Conference on Design and Control (Hội nghị IEEE về thiết kế và điều khiển) tại Las Vegas, Nevada.
Năm 1986, MATLAB 2 ra đời trong đó hỗ trợ UNIX.
Năm 1987, MATLAB 3 phát hành.
Năm 1990 Simulink 1.0 được phát hành gói chung với MATLAB.
Năm 2002 MATLAB 6.5 phát hành đã cải thiện tốc độ tính toán, sử dụng phương pháp dịch JIT (Just in Time) và tái hỗ trợ MAC.
Năm 2004 MATLAB 7 phát hành, có khả năng chính xác đơn và kiểu nguyên, hỗ trợ hàm lồng nhau, công cụ vẽ điểm, và có môi trường phân tích số liệu tương tác.
Đến tháng 12, 2008, phiên bản 7.7 được phát hành với SP3 cải thiện Simulink cùng với hơn 75 sản phẩm khác.
Năm 2009 cho ra đời 2 phiên bản 7.8 (R2009a) và 7.9 (R2009b).
Năm 2010 phiên bản 7.10 (R2010a) cũng đã được phát hành.
Phiên bản 7.11.0.584 (R2010b) được phát hành vào 16/8/2010. Phiên bản b hỗ trợ mô phỏng và tập lệnh đầy đủ hơn phiên bản a.
Phiên bản mới nhất là R2011a ra ngày 08 tháng 4 năm 2011.

Ứng dụng
Matlab được dùng rộng rãi trong giáo dục, phổ biến nhất là giải các bài toán số trị (cả đại số tuyến tính lẫn giải tích) trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật.
Matlab được ứng dụng để mô phỏng và tính toán trong các môn học của bộ môn Vô tuyến (Lý thuyết trường & SCT; Truyền sóng và Anten...), bộ môn Mạng viễn thông (Đặc biệt là trong mạng cảm biến không dây WSN) và bộ môn Lý thuyết mạch (Lý thuyết mạch, lý thuyết thông tin, Xử lý tín hiệu số); Xử lý âm thanh, hình ảnh. Việc nắm vững cách sử dụng chương trình và ngôn ngữ lập trình Matlab sẽ là một lợi thế không nhỏ của các bạn sinh viên, nhất là với các bạn tham gia vào công việc Nghiên cứu khoa học.

Download chương trình
Phiên bản R2010b - ver 7.11.0.584
Cấu hình yêu cầu 
Link download: http://adf.ly/WMF7m

Link thay thế (GG Drive)

Cài đặt
1. Các bạn tải phần mềm Ultra ISO về. Đây là phần mềm để tạo ổ đĩa ảo và mở flie ISO như mở đĩa CD/DVD.
Link download: http://adf.ly/WMFai
Sau khi giải nén, chạy file setup.exe. Tiến hành cài đặt bình thường, ở hộp thoại cuối cùng bỏ chọn “Launch UltraISO” và Finish. Sau đó chạy file crack.exe, Next và Finish.
2. Tải phần mềm “File spitter & Joiner” tại đây: http://adf.ly/WMFfP
Sau khi cài đặt chương trình, chạy chương trình. Chọn Tab Joining. Trong mục First Split Part, chọn đường dẫn đến file .001, sau đó trong mục Output file chọn đường dẫn để lưu file ISO ghép được, ấn Join, các bạn chờ 1 lát khi có thông báo đã nối file xong là OK.
3. Cài Matlab. Download file hướng dẫn sau: http://adf.ly/WMFig

Tài liệu hướng dẫn học Matlab Tiếng việt
Với ứng dụng rộng rãi, Matlab giờ đây đã trở nên quá quen thuộc với sinh viên ngành kỹ thuật nói chung. Vì thế có khá nhiều bộ giáo trình Tiếng Việt được biên soạn nhằm hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng và lập trình để mô phỏng bằng Matlab. Mình cũng sưu tầm được vài ba cuốn ebook từ nhiều nguồn và post lên đây cho các bạn tham khảo:
Link folder: http://adf.ly/WMFnI
PS: Nếu bạn nào ngại download hoặc dùng D-com 3G thì có thể liên hệ với mình để mượn đĩa DVD MATLAB 2010b nhé!
Read more…

Ngân hàng câu hỏi..!!

Thể theo nhu cầu thiết thực của các thành viên trong lớp, mình đã copy được một số tài liệu về ngân hàng câu hỏi của các môn của khóa trước. Mọi người có thể tham khảo nhé :
Read more…

Packet Tracer - Công cụ mô phỏng mạng của Cisco

Packet Tracer là một phần mềm giả lập mạng dùng trong học tập sử dụng các thiết bị mạng (router/switch) của Cisco. Nó được hãng Cisco cung cấp miễn phí cho các trường lớp, sinh viên đang giảng dạy/ theo học chương trình mạng của Cisco. Sản phẩm cung cấp một công cụ để nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của mạng và các kỹ năng làm việc với hệ thống Cisco. 


Chức năng
Phiên bản hiện nay của Packet Tracer hỗ trợ giả lập một loạt các phương thức tầng ứng dụng và các phương thức định tuyến cơ bản như RIPOSPF, và EIGRP trong yêu cầu của chương trình CCNA. Trong khi phần mềm nhắm đến cung cấp một môi trường giả lập mạng, nó chỉ sử dụng một ít chức năng được cung cấp trên Cisco IOS. Vì vậy, Packet Tracer không thích hợp làm mô hình mạng lưới sản xuất. Với sự ra mắt của phiên bản 5.3, nhiều tính năng mới được thêm vào, bao gồm BGP. BGP không nằm trong chương trình giảng dạy CCNA, nhưng nằm trong chương trình CCNP. 

Sử dụng trong học tập nghiên cứu


Packet Tracer được sử dụng rộng rãi trong các chương trình học thi chứng chỉ CCNA của Cisco. Vì phần mềm cung cấp giới hạn một số chức năng, nó chỉ dùng để phụ trợ chứ không thay thế thiết bị Router hay Switch trong quá trình học. 
Với chương trình học hiện nay, Packet Tracer phục vụ cho 2 môn học là Mạng máy tính và Mạng Viễn thông. Các bạn nên nắm vững được cách sử dụng thì việc mô phỏng mạng sẽ dễ dàng, làm tăng tính thực tế và dễ hiểu bài hơn.


Cấu hình yêu cầu



  • CPU: Intel Pentium 300 MHz trở lên
  • OS: Microsoft Windows 2000, Windows XP, Vista Home Basic, Vista Home Premium, Fedora 7, or Ubuntu 7.10
  • RAM: 96 MB
  • Ổ cứng: còn trống hơn 250 MB
  • Độ phân giải màn hình: 800 x 600 hoặc cao hơn
  • Macromedia Flash Player >= 6.0
  • Font chữ Unicode

Download chương trình

Read more…

Download Proteus 7.8sp2 Pro và hướng dẫn nạp code cho IC 8051

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cài đặt và sử dụng Proteus nạp file code cho IC 8051 để tiến hành chạy mô phỏng mạch.

Đầu tiên các bạn download Proteus 7.8sp2 pro (có patch) ~ 87,1MB:

*Hướng dn cài đt:

Giải nén file Hoang_Ha_Proteus_7.8_SP2.rar
Chạy file P7.8sp2.exe.exe để tiến hành cài đặt
OK và Next...
Trong hộp thoại Setup Type thì chọn Use a locally installed Licence Key
Sau đó Brower đến thư mục patch trong thư mục vừa giải nén để load key Grassington North Yorkshire.lxk
Tiếp tục Next và cài đặt.
Sau khi Cài đặt xong, tiến hành Update key như sau:
Chạy file LXK Proteus 7.8 SP2 ENG v1.0.1.exe trong thư mục patch
Click vào Update và nhận thông báo là Update Installed Successfully
Close và tiến hành mở ISIS chạy bình thường.

* Hướng dn to file HEX dùng để nạp cho IC:

Sau khi thiết kế xong mạch nguyên lý thì ta tiến hành viết code cho chip VĐK.
Trong cửa sổ ISIS, chọn menu Source -> Add/remove source file....
Đặt tên và tạo file code mới có đuôi .asm
Để viết code VĐK, ta chọn Source/file .asm vừa tạo
Một cửa sổ Editor mới hiện ra, tiến hành gõ code vào đó.
Nhưng Proteus không hỗ trợ biên dịch lệnh, mà chỉ hỗ trợ soạn thảo lệnh. Do đó để mạch có thể chạy được thì ta phải tiến hành convert file .asm thành fie hex để nạp cho IC.
Đầu tiên download file này về máy. Nó là tool hỗ trợ chuyển đổi file .asm thành file hex.
Copy file đó vào thư mục chứa Project của bạn, sau đó kéo file code .asm thả vào file ASEM(dich asm-hex).exe.
Ngay lập tức chương trình chạy và nó Creat ra 2 file Net list (.LST) và file HEX. Bây giờ chúng ta có thể tiến hành chạy mô phỏng trong Proteus bằng cách nhấn nút Play bên dưới để xem kết quả.

Read more…