Hướng dẫn cách làm bài thi TOEIC - Part 4


Nhìn tổng quát thì part 4 tương đối khó, ít bẫy hơn part 3. Phần nghe chỉ 1 người nói, có 3 câu hỏi mỗi câu hỏi 4 đáp án, đáp án và câu hỏi được in sẵn trong bài thi.

Qui trình làm part 4:
i,   Đọc trước câu hỏi và các đáp án
ii,, Chú ý mối quan hệ giũa câu hỏi và nội dung bài nói 
iii,  Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ mà bạn nghe được.

Thông thường chúng ta phải xác định câu hỏi: Hỏi cái gì? và hỏi như thế nào?
Vì trong một đoạn đoại thoại sẽ nói về một lĩnh vực cụ thể, do vậy phải biết chính xác người nói đang nói đến lĩnh vực nào để hình dung những câu hỏi liên quan, sau đây là nhữn lĩnh vực tiêu biểu:
+  Announcement (thông báo)
+  Advertisement (quảng cáo)
+  Talk (diễn thuyết, tọa đàm)
+  Report (báo cáo, tường thuật)
+  Flight and Airport Announcement (thông báo ở sân bay 1 trên máy bay)
+  Broadcast (chương trình phát thanh 1 truyền hình)
+  Recorded message (tin nhắn ghi âm)

Dưới đây là vài mẹo để chinh phục được part 4 này:

1. Đọc thật nhanh câu hỏi và đáp án cho sẵn.
Bạn nên đọc lướt câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài nói có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước như thế này sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.

Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 4. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thí sinh nghe rất tốt nhưng do không hiểu đúng câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai.

Ví dụ:  Who is the speaker addressing?
Câu này hiểu đúng là Người nói đang nói với ai?.

Nếu bạn hiểu câu này là Ai đang nói chuyện thì chắc chắn bạn sẽ chọn đáp án sai.

2. Tập trung nghe phần có thông tin cần thiết 
Các câu hỏi không phải theo thứ tự của nội dung được nói đến trong bài, nó sẽ xáo trộn. Do đó, khi bắt đầu nghe bạn nên đảo mắt qua các câu hỏi thật nhanh để xem phần đang nghe tương ứng với câu hỏi nào

Chính những từ ngữ trong câu hỏi là những gợi ý giúp bạn nghe bài nói tốt hơn. Trong rất nhiều trường hợp, từ, cụm từ và cách diễn đạt trong câu hỏi lại được dùng trong bài nói. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người ta dùng từ và cách diễn đạt khác nhưng có cùng ý nghĩa với những gì được trình bày trong bài nói.

3. Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ nghe được
Đây chỉ là xu hướng chung trong cách ra câu hỏi của Part 4. Dĩ nhiên, xu hướng này không đúng trong một vài trường hợp, do đó cũng nên để ý.

4. Cách chinh phục từng dạng bài
Nghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần, số tiền .v:v. Bạn nên nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi thành một dạng khác ở đáp án.
Đa số các câu hỏi về nội dung chính đều có một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của bài nói.


Chúc các bạn có kết quả thi tốt !
Read more…

Hướng dẫn cách làm bài thi TOEIC - Part 3

Part 3 là phần nghe đoạn nói chuyện giữa 2 người, phần câu hỏi và trả lời được in sẵn trong bài thi, chỉ được nghe đúng một lần duy nhất, 
Xin nói trước part 3 được coi là phần “bẫy” nhiều nhất.



Dưới đây là vài mẹo để chinh phục được part 3 này:

- Tốc độ nói nhanh dần.
- Độ dài của đoạn đối thoại là 4 lượt nói.
- Có nhiều bẫy nhất trong 4 phần.
- Yêu cầu bạn phải phải hiểu mạch diễn đạt và toàn bộ bài đối thoại.
- Đáp án sai cũng có những từ hoặc cụm từ thí sinh đã nghe trong bài đối thoại.

1. Nên đọc trước câu hỏi
+ Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài đối thoại có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
+ Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lại Part 2 và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để xem 'trước câu hỏi.
- Hai câu hỏi được đọc cách nhau 8 giây. Trong 8 giây này, bạn phải chọn câu trả lời. Nếu vẫn còn thời gian sau khi đã chọn xong, bạn nên xem trước câu hỏi tiếp theo. 
+ Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 3. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. 
+ Bạn nên xem xét thật kỹ câu hỏi. Không có phần nào trong câu hỏi là không quan trọng.
+ Bạn nên đặc biệt chú ý đến đối tượng được hỏi: là nam hay nữ, là một trong hai người nói hay là nhân vật thứ ba. Khi chú ý phần này, bạn sẽ nghe có trọng tâm hơn. 

2. Nếu có thể, nên đọc các đáp án cho sẵn trước khi nghe
   Bạn nên đọc các đáp án cho sẵn, ưu tiên cho các đáp án dài, nếu cả 4 đáp án đều dài thì ưu tiên cho các câu (C) và (D) vì xác suất (C) hoặc (D) được chọn làm đáp án đúng cao hơn (A)  và (B).

3. Nên vừa nghe vừa giải quyết câu hỏi
Khi làm Part 3, bạn nên theo trình tự sau: 
+ Đọc trước câu hỏi 
+ Nghe đoạn đối thoại 
+ Đánh đấu chọn câu trả lời đúng nhất vào phiếu bài làm 
+ Đọc trước câu hỏi của đoạn tiếp theo. Nếu bạn chờ đến khi nghe xong mọi thứ mới chọn câu trả lời thì bạn sẽ không có thời gian để xem các câu hỏi tiếp theo.

4. Nắm rõ thứ tự câu hỏi
Các câu hỏi thường được đặt theo thứ tự nội dung của bài đối thoại.Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải như vậy

5. Nghe kỹ phần nội dung sau các từ/cụm từ nối
Phần nội dung trọng tâm thường được đặt làm câu hỏi là phần theo sau những từ hay cụm từ nối như: but, however, actually, in fact, as a matter of fact,  in that case, so, then, well, v.v.

6. Không do dự
Khi câu hỏi đã trả lời, bạn nên tập trung vào những câu hỏi tiếp theo, không được do dự suy nghĩ lại những câu hỏi cũ, nếu vậy bạn không đủ thời gian làm bài.
Read more…

Hướng dẫn cách làm bài thi TOEIC (new format) - Part 2

Part 2 này có 30 câu, mỗi câu có 3 đáp án, nghe một lần duy nhất và chọn phương án đúng nhất. Câu hỏi và đáp án không in trong bài thi.


Dưới đây là vài mẹo để chinh phục được part 1 này:

1. Phải nghe được từ hỏi

Đây là chiến lược quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi Part 2. Đặc biệt là đối với những câu hỏi có từ nghi vấn Why, Where, When, how, what, who, v.v., nếu bạn bỏ qua từ hỏi đầu tiên thì bạn không thể nào trả lời đúng câu hỏi. Hãy đánh dấu vào lựa chọn đúng trong khoảng thời gian 5 giây giữa các câu hỏi và chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo.


2. Cẩn thận với các âm giống nhau

Từ part 2 trở đi, việc bẫy trong các đáp án sẽ tăng lên nên đối với những bạn ở trình độ trung bình thường rất dễ bị sai chẳng hạn, khi nghe câu hỏi “What’s the weather forecast for this month?”, rất có khả năng thí sinh sẽ chọn đáp án “It’s a month from now.” Vì thấy month trong câu hỏi được lặp lại ở lựa chọn trả lời này. Theo kinh nghiệm của mình thì nếu thấy trong lựa chọn trả lời có từ ngữ xuất hiện trong câu hỏi, 70-80% đó là lựa chọn trả lời sai.


3. Nếu câu hỏi có từ hỏi (Wh-question), loại bỏ ngay các lựa chọn bằng Yes/No.

Theo kinh nghiệm cũng như những tài liệu mình đọc thì phần đa câu hỏi có từ nghi vấn không thể được trả lời bằng Yes/No. Vì vậy nếu bạn gặp thì loại bỏ để tăng tỉ lệ chọn đúng của bạn sẽ là 50%. Hãy nhớ rằng nghe được từ đầu tiên của câu hỏi là điều rất quan trọng.

Đối với câu hỏi ở dạng statements, câu trả lời mang tính gián tiếp, diễn đạt ý nghĩa không biết rõ cũng thường được đưa ra làm lựa chọn trả lời đúng. Bạn nên học thuộc những cách diễn đạt thông dụng dưới đây, mình nghĩ sẽ có ích.

I’m not sure. Tôi không biết chắc. 
I have no idea. Tôi không biết. 
No one knows yet. Đến lúc này thì chưa ai biết (điều đó). 
No one told me anything. Không ai nói gì với tôi cả. 
It doesn’t matters. Không sao đâu. 
They have yet to decide. Họ vẫn chưa quyết định. 
She didn’t say. Cô ấy không nói gì. 
I don’t really know. Thật sự tôi không biết. 



Chúc các bạn có kết quả thi tốt !
Read more…

Hướng dẫn cách làm bài thi TOEIC (new format) - Part 1

Part 1 của bài thi toeic mới này là nghe 10 bức ảnh, mỗi bức ảnh sẽ có 4 câu mô tả liên quan tới bức ảnh đó, những câu mô tả này không được in trong đề thi và chỉ được nghe đúng 1 lần và chọn mô tả nào đúng nhất.

Dưới đây là vài mẹo để chinh phục được part 1 này:

Đặc biệt:

+ ít liên quan tới màu sắc
+ ít liên quan tới thời gian
+ thường dùng nhiều thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn
+ cẩn thận với thể bị động

--> Chính yếu nhất của phần này nằm ở chỗ: khi nhìn một bức ảnh bạn phải trả lời được 3 từ khóa what, who, where. Nếu bạn đã hình dung được đáp án trong đầu mình rồi thì phần nghe sẽ dễ hơn rất nhiều lần.


1. Tập trung vào phát âm

Để tránh sự bối rối khi nghe vì phần phát âm có nhiều giọng cụ thể giọng Úc, New Zealand, Canada, … những cách phát âm này cũng không khác biệt nhiều so với giọng Mỹ nhưng cũng nên tập trung nghe ở phần này, là phần dễ lấy điểm.


2. Tập trung chú ý, dù là những chi tiết nhỏ

Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về các chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý đến trong bức hình, vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức hình cẩn thận đến từng chi tiết.


3. Phân biệt âm (working or Walking)

Ở part 1 thường có những câu hỏi về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm nhưng khác nghĩa cụ thể là [setting (bố trí) | sitting (ngồi)], [pass (đi ngang) | path (đường mòn)], [read (đọc) | red (màu đỏ)] v.v.


4. Phương pháp loại trừ

Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong bài thi toeic, được dùng cho những bức ảnh khó và chi tiết, khi ta nghe mà cảm thấy không chính xác với bức ảnh thì bỏ qua ngay, loại dần những phương án sai, để tăng xác suất câu đúng lên.


5. Phải quyết đón cho phần trả lời, không do dự

Khoảng thời gian giữa hai câu hỏi trong bài Toeic là 5 giây. Bạn cần phải tận dụng 5 giây này để xem bức hình của câu hỏi kế tiếp. Nếu mãi suy nghĩ về câu hỏi trước đó thì bạn sẽ không thể nào tập trung nghe chính xác thông tin cần thiết trong câu hỏi kế tiếp được.


6. Hãy suy nghĩ một cách khách quan

Bạn phải suy nghĩ và phán đoán trong bức ảnh một cách khách quan, ví dụ: Bức hình mô tả cái bánh kem và mọi người đang đội mũ hình chóp thì bạn sẽ cho rằng câu They are enjoying the birthday party là lựa chọn trả lời đúng, phải không? Câu bao hàm phán đoán chủ quan và cảm tính cá nhân thường không phải là lựa chọn trả lời đúng. Bạn không thể biết chính xác rằng đó là tiệc sinh nhật, tiệc khai trương hay tiệc nghỉ hưu, vì vậy đừng tưởng tượng và suy luận chủ quan.


Chúc các bạn có kết quả thi tốt !
Read more…

Chiến lược cải thiện từ vựng TOEIC

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao vốn từ vựng của bạn là đọc, và đọc thường xuyênKhi bạn đọc, bạn cần chú ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Bạn càng đọc thì bạn càng thấy nhiểu từ. Bạn càng thấy nhiều từ thì bạncàng học được nhiều. Việc đọc là một trải nghiệm rất thú vị, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đọc những điều thú vị cho bạn. Sau đó, bạn sẽ có niềm vui, nâng cao vốn từ vựng của bạn, và xây dựng kỹ năng bạn cần cho kỳ thiTOEIC. Khi bạn đọc, có một số chiến lược bạn có thể sử dụng để nâng cao vốn từ vựng của bạn.
1. Phân Tích Thành PhCủa Từ
Từ được hình thành bởi các từ gốc (roots), các tiền tố (prefixes) đứng trước từ gốc, và các hậu tố(suffixes) đứng sau từ gốc.
Ví dụre (tiền tố) + circula (từ gốc) + tion (hậu tố) = recirculation 

Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ gốc, các tiền tố, và hậu tố xuất xứ từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.
Tìm hiểu về ý nghĩa của các từ gốc, các tiền tố, và hậu tố sẽ giúp bạn tăng vốn từ vựng của bạn.
Ví dụre (lại) có nghĩa là again (một lần nữa)
reunite (đoàn tụ) nghĩa là bring together (mang lại với nhau một lần nữa)
reconsider (xem xét lại) nghĩa là think about again (suy nghĩ một lần nữa)
retrain (đào tạo lại) train again (đào tạo một lần nữa)
2. Nhận diện được những hình thức ngữ pháp (Grammatical Forms)
Một số hậu tố (suffixes) cho bạn biết một từ là một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ. Bạn có thể học cách nhận diện những hậu tố khác nhau. Những hậu tố sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ mới.

Ví dụ
Nouns
Adjectives
Verbs
-tion
competition
-y
easy
-ize
memorize
-ance
deliverance
-ous
mountainous
-ate
refrigerate
-ence
independence
-able
capable
-en
lengthen
-ment
government
-al
musical
-ism
Buddhism
-ic
athletic
-ship
friendship
-ful
beautiful
-ity
community
-less
careless
-er
teacher
-or
inspector
Adverbs
-ee
attendee
-ly
quickly

3. Nhận diện được Word Families
Cũng giống như anh chị em trong cùng một gia đình, những từ đều có liên quan với nhau. Một từ có thể trở thành một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ bằng cách thay đổi hậu tố (suffixes) của nó.
Ví dụ
depend (verb)
dependence (noun)
dependable (adjective)
dependably (adverb)
Bốn từ trên cùng với nhau tạo thành một gia đình từ. Ý nghĩa của mỗi từ là tương tự với những từ khác, nhưng mỗi từ có một hình thức khác nhau về ngữ pháp. Việc biết gia đình từ (word families) sẽ giúp bạn điều gì ?
• Bạn sẽ học được nhiều từ hơn. Khi bạn tìm thấy một từ mới, hãy tìm trong từ điển để tìm các thành viên khác trong cùng gia đình từ.
• Bạn sẽ hiểu được những từ mới. Xem xét cẩn thận một từ mới. Nó có thể là liên quan đến một từ mà bạn đã biết.
4. Hãy làm một danh sách từ vựng của riêng bạn
Khi bạn đọc, bạn sẽ gặp nhiều từ mới, và bạn sẽ cần phải có cách tổ chức hiệu quả để ghi lại chúng.• Sử dụng một cuốn tập để ghi lại những từ mới của bạn.
• Đối với mỗi từ mới, viết từ, từ đồng nghĩa, định nghĩa, các câu gốc mà bạn tìm thấy các từ, và sau đó tạo thành câu của riêng bạn bằng cách sử dụng các từ này.
• Mỗi ngày, hãy xem lại các từ 
của những ngày trước đó.• Photo bảng biểu dưới đây để làm danh sách từ vựng cho riêng bạn.
Ví dụ
New Word: consider
Synonym: think about
Definition: To think carefully about something
Original Sentence: After considering all the difficulties, they decided to go ahead with the project.
My Sentence: I considered different schoolsbefore I chose this one.
5. Hãy Đọc Tin Tức Hàng Ngày
Điều quan trọng là đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh mỗi ngày, ngoài bài tập trên lớp. Điều quan trọng là đọc những điều thú vị cho bản thân bạn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ trải nghiệm theo cách này. Một yếu tố quan trọng khác là bạn đọc nhiều thể loại khác nhau điều này sẽ giúp bạn không buồn chán và quan trọng hơn là giúp bạn học có một vốn từ vựng đa dạng hơn.
• Đọc 20-30 phút mỗi ngày.
• Đọc những gì mang lại điều thú vị cho bạn.
• Đọc nhiều chủ đề khác nhau.
• Đọc sách, tạp chí, báo chí, và các trang web (VD., BBC hoặc CNN)

Các bước sau đây sẽ giúp bạn đọc để cải thiện vốn từ vựng của bạn:
1. Đọc mà không dừng lại. Đừng dừng lại để tra nghĩa của những từ chưa biết. Bạn có thể hiểu được ý chính của một đoạn văn mà không cần hiểu biết từng từ một
Click to view full size2. Gạch chân hay đánh dấu các từ chưa biết, hoặc viết chúng vào một tờ giấy riêng.
3Đoán ý nghĩa của các từ chưa biết. Sử dụng bối cảnh và kiến thức về các tiền tố và hậu tố và gia đình từ để đoán.
4. 
Chọn năm từ khoá và viết chúng vào trong sổ tay từ vựng của bạn.Những từ không biết này rất quan trọng trong việc hiểu ý nghĩa của đoạn văn.
5. Tra 
năm từ khóa trong từ điển của bạn.
6Viết một đoạn tóm tắt cho bài văn. Hãy thử sử dụng năm từ khóa trong bản tóm tắt của bạn.
Đây là một món quà để các bạn học từ vựng nhanh và hiệu quả hơn nữa, Flashcard với thiết kế đẹp mắt và cung cấp nhiều từ vựng cho bạn trong cuốn "600 Essential Words For The TOEIC 3rd edition"
Các bạn có thể tải ebook và audio của cuốn sách đó tại link sau:
Chúc các bạn học tốt từ vựng TOEIC với phương pháp này!
Read more…