Tổng quan về ĐTVT

Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại. Tìm hiểu ngành điện tử viễn thông. Ngành điện tử viễn thông là gì?



Hiện nay ngành Điện tử - Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì ngành Điện tử -Viễn thông có những ứng dụng cụ thể ở các lĩnh vực như sau:

1. Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới
Đây là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.
2. Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việclàm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...

3. Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất.
Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
4. Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
5. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...
Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.
Những tố chất cần thiết cho ngành Điện tử - Viễn thông
Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Chính vì vậy khi làm khoa học thì ngành học này lại đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất kì ngành học nào thì cũng đòi hỏi người học phải có mục tiêu và đam mê. Đối với ngành Điện tử-Viễn thông thi yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều bởi ngành học này nó có rất nhiều điều thú vị, có thể làm người học bị phân tán khỏi mục tiêu chính thậm chí có thể khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn.
Bên cạnh đó, ngành Điện tử - Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành.

Ngoài ra, Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng. Kỹ năng của yếu tố này sẽ do môi trường làm việc và chính bản thân người học tạo dựng nên.



Nguồn: dantri.com.vn
Read more…

Dự báo xu hướng phát triển viễn thông đến năm 2014

Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng khi nền kinh tế suy thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm chừng, thậm chí phát triển âm tại một số khu vực thì các dịch vụ di động và dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh như vậy, việc có đầu tư phát triển 3G với vốn đầu tư khá lớn hay không đang trở thành vấn đề cho nhiều nhà mạng trên thế giới. Bài viết giới thiệu những nhận định về xu hướng phát triển dịch vụ và công nghệ trong 5 năm tới, đây sẽ là kim chỉ nam có thể giúp ích cho các nhà mạng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của mình.
HSPA tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo

HSPA (công nghệ truy nhập gói tốc độ cao) gồm có hai giao thức băng rộng di động, gọi là HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access: Truy cập gói Đường xuống tốc độ cao) và HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access: Truy cập Gói Đường lên tốc độ cao), vận hành trên các thiết bị 3G. HSDPA dùng trong các thiết bị cầm tay 3G hiện nay có thể tải (download) dữ liệu với tốc độ 7Mbps,  do các hãng như AT&T, Samsung và Vodafone phát triển.

Tính đến thời điểm nay các mạng HSPA đã đạt hơn 125 triệu thuê bao tại 107 quốc gia, trong khi đó đối thủ của HSPA là WiMAX theo dự báo đến năm 2014 cũng mới chỉ đạt 75 triệu thuê bao. Điều đó khẳng định HSPA sẽ tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo trong 5 năm tới.

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng HSPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2008-2009
(Nguồn: Hiệp hội GSM)

Theo một công bố mới đây của Hiệp hội GSM, hiện có 245 nhà cung cấp đang sử dụng công nghệ HSPA, và 65 nhà mạng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoặc đang được triển khai. Trung bình một tháng có thêm khoảng bốn triệu kết nối dịch vụ và hơn 1.380 thiết bị đầu cuối lựa chọn công nghệ này từ 134 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới.

Các hãng phân tích thị trường như Informa & Media, Pringle, Juniper Research cũng lần lượt đưa ra những dự báo của mình về công nghệ HSPA.

Một nghiên cứu của Juniper Research đã khẳng định HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động "chiếm lĩnh" thị trường này trong 5 năm tới và sẽ chiếm gần 70% tổng số thuê bao băng rộng di động. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Informa Telecoms & Media dự đoán rằng HSDPA sẽ chiếm 65% của các thuê bao băng rộng di động 3,5G trên khắp thế giới với 2,8 tỉ thuê bao vào năm 2014 (Hình 2).
 
       Hình 2: Dự báo sự phát triển thuê bao HSPA tới năm 2014 (Nguồn: Informa & Media)

Pringle cũng đưa ra nhận định rằng HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động chiếm lĩnh trong ít nhất là 5 năm tới, sau đó nó có thể bị bắt kịp bởi các công nghệ 4G như LTE.

Bùng nổ lưu lượng dữ liệu

Theo dự báo của Telecom Informa, trong khi dữ liệu thoại tăng chậm, thuê bao cố định phát triển chững lại thì thuê bao di động tiếp tục bùng nổ, kéo theo lưu lượng dữ liệu tăng với tốc độ chóng mặt.

Lưu lượng dữ liệu qua mạng đến năm 2012 được dự báo là sẽ tăng gấp 25 lần so với cuối năm 2008 kéo theo doanh thu từ dữ liệu cũng tăng gấp 2 lần (Hình 3). Đồng thời sự tham gia thị trường của các công nghệ mới như LTE sẽ tạo động lực cạnh tranh và làm cho giá cước trên 1 Mb dữ liệu giảm từ 0,6 Euro xuống chỉ còn 0,1 Euro vào năm 2012.

Hình 3: Lưu lượng dữ liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh
(Nguồn: Telecom Informa & Pyramid)
Sự phát triển bùng nổ về dữ liệu kéo theo sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu của các nhà mạng sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy các nhà mạng này triển khai các công nghệ mới mà điển hình là Femtocell. Femtocell có thể giúp các nhà khai thác di động giảm chi phí khai thác (OPEX) cũng như tăng hiệu quả cho các chi phí đầu tư ban đầu trong các giải pháp phân phối tài nguyên vô tuyến tại những nơi như  hộ gia đình, văn phòng.
Thuê bao 3G sẽ chiếm gần 50% thị phần
Tính tới tháng 9/2009 theo số liệu thống kê của hiệp hội GSM có khoảng 571 triệu thuê bao 3G (cả CDMA/EV-DO và UMTS/HSPA) trong tổng số 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu, chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên theo dự báo của Informa thì trong giai đoạn từ 2009-2014, tốc độ phát triển thuê bao 3G sẽ đạt trung bình trên 50% một năm và đến cuối năm 2014 sẽ đạt mốc 3,2 tỉ thuê bao, chiếm khoảng 46% thị phần thuê bao di động trên toàn cầu (Hình 4). Đây được cho là giai đoạn phát triển ấn tượng của các thuê bao 3G và là giai đoạn tiền đề để 3G chính thức chiếm lĩnh thị trường di động từ năm 2015.
 
Hình 4: Dự báo sự phát triển của các thuê bao 3G toàn cầu theo các công nghệ giai đoạn 2009-2014 (Nguồn: Infomar & 3gamericas)
 
Hình 5: Dự báo sự phát triển của các thuê bao di động toàn cầu đến năm 2014
(Nguồn: Informa & 3gamericas)
Tuy nhiên sự phát triển của thuê bao 3G chủ yếu chỉ tập trung ở công nghệ UMTS/HSPA với khoảng 2,8 tỉ thuê bao, chiếm 84% số thuê bao 3G. Điều này được cho là khá dễ hiểu bởi vì số lượng thuê bao 3G mới là không nhiều mà chủ yếu là chuyển từ thuê bao 2G lên 3G, trong khi đó công nghệ GSM – công nghệ để phát triển lên 3G UMTS/HSPA hiện đang chiếm tới 80,11% thị phần (Hình 5)
 
Hình 6: UMTS/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo trong họ 3G với 84% thị phần (Nguồn: Informa & 3gamericas)
 
Hình 7: Công nghệ GSM đang chiếm 88,11% thị phần là tiền đề cho sự chiếm lĩnh thị trường 3G của công nghệ UMTS/HSPA (Nguồn: Informa & media)
Kết luận
Sự phát triển bùng nổ của 3G trong giai đoạn này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các dịch vụ gia tăng. Các kho ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng qua qua di động như: thanh toán qua di động, Mobile TV, các dịch vụ mạng xã hội trên di động… cũng sẽ phát triển mạnh. Và doanh thu từ cácứng dụng và quảng cáo qua di động theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Juniper Research sẽ tăng từ mức 2 triệu USD vào năm 2010 lên 732 triệu USD vào năm 2014.

Read more…