OptiSystem v7- Công cụ mô phỏng mạng Quang

Cùng với sự bùng nổ về nhu cầu thông tin, các hệ thống thông tin quang ngày càng trở nên phức tạp. Để phân tich, thiết kế các hệ thống này bắt buộc phải sử dụng các công cụ mô phỏng OptiSystem là phần mềm mô phỏng hệ thống thông tin quang. Phần mềm này có khả năng thiết kế, đo kiểm tra và thực hiện tối ưu hóa rất nhiều loại tuyến thông tin quang, dựa trên khả năng mô hình hóa các hệ thống thông tin quang trong thực tế. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng có thể dễ dàng mở rộng do người sử dụng có thể đưa thêm các phần tử tự định nghĩa vào.

Phần mềm có giao diện thân thiện, khả năng hiển thị trực quan.
Link download phần mềm:
http://www.mediafire.com/?phmqnws1qowra06

1. CÁC ỨNG DỤNG CỦA OPTISYSTEM
Optisystem cho phép thiết kế tự động hầu hết các loại tuyến thông tin quang ở lớp vật lý, từ hệ thống đường trục cho đến các mạng LAN, MAN quang. Các ứng dụng cụ thể bao gồm:
- Thiết kế hệ thống thông tin quang từ mức phần tử đến mức hệ thống ở lớp vật lý
- Thiết kế mạng TDM/WDM và CATV
- Thiết kế mạng FTTx dựa trên mạng quang thụ động (PON)
- Thiết kế hệ thống ROF (radio over fiber)
- Thiết kế bộ thu, bộ phát, bộ khuếch đại quang
- Thiết kế sơ đồ tán sắc
- Đánh giá BER và penalty của hệ thông với các mô hình bộ thu khác nhau
- Tính toán BER và quĩ công suất tuyến của các hệ thống có sửng dụng khuếch đại quang.
- …..

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA OPTISYSTEM
2.1 Thư viện các phần tử (Component Library)
Optisystem có một thư viện các phần tử phong phú với hàng trăm phần tử được mô hình hóa để có đáp ứng giống như các thiết bị trong thực tế. Cụ thế bao gồm:
- Thư viện nguồn quang
- Thư viện các bộ thu quang
- Thư viện sợi quang
- Thư viện các bộ khuếch đại (quang, điện)
- Thư viện các bộ MUX, DEMUX
- Thư viên các bộ lọc (quang, điện)
- Thư viện các phần tử FSO
- Thư viện các phần tử truy nhập
- Thư viện các phần tử thụ động (quang, điện)
- Thư viện các phần tử xử lý tín hiệu (quang, điện)
- Thư viện các phần tử mạng quang
- Thư viện các thiết bị đo quang, đo điện
Ngoài các phần tử đã được định nghĩa sẵn, Optisystem còn có:
- Các phần tử Measured components. Với các phần tử này, Optisystem cho phép nhập các tham số được đo từ các thiết bị thực của các nhà cung cấp khác nhau.
- Các phần tử do người sử dụng tự định nghĩa (User-defined Components)

2.2 Khả năng kết hợp với các công cụ phần mềm khác của Optiwave
Optisystem cho phép người dùng sử dụng kết hợp với các công cụ phần mềm khác của Optiwave như OptiAmplifier, OptiBPM, OptiGrating, WDM_Phasar và OptiFiber để thiết kế ở mức phần tử.

2.3 Các công cụ hiển thị
Optisystem có đầy đủ các thiết bị đo quang, đo điện. Cho phép hiển thị tham số, dạng, chất lượng tín hiệu tại mọi điểm trên hệ thống.
Thiết bị đo quang:
- Phân tích phổ (Spectrum Analyzer)
- Thiết bị đo công suất (Optical Power Meter)
- Thiết bị đo miền thời gian quang (Optical Time Domain Visualizer)
- Thiết bị phân tích WDM (WDM Analyzer)
- Thiết bị phân tích phân cực (Polarization Analyzer)
- Thiết bị đo phân cực (Polarization Meter)...
Thiết bị đo điện:
- Oscilloscope
- Thiết bị phân tích phổ RF (RF Spectrum Analyzer)
- Thiết bị phân tích biểu đồ hình mắt (Eye Diagram Analyzer)
- Thiết bị phân tích lỗi bit (BER Analyzer)
- Thiết bị đo công suất (Electrical Power Meter)
- Thiết bị phân tích sóng mang điện (Electrical Carrier Analyzer)...

2.4 Mô phỏng phân cấp với các hệ thống con (subsystem)
Để việc mô phỏng được thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả, Optisystem cung cấp mô hình mô phỏng tại các mức khác nhau, bao gồm mức hệ thống, mức hệ thống con và mức phần tử.
2.5 Ngôn ngữ Scipt mạnh
Người sử dụng có thể nhập các biểu diễn số học của tham số và tạo ra các tham số toàn cục. Các tham số toàn cục này sẽ được dùng chung cho tât cả các phần tử và hệ thống con của hệ thống nhờ sử dụng chung ngôn ngữ VB Script.

2.6 Thiết kế nhiều lớp (multiple layout)
Trong một file dự án, Optisystem cho phép tạo ra nhiều thiết kế, nhờ đó người sử dụng có thể tạo ra và sửa đổi các thiết kế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mỗi file dự án thiết kế của Optisystem có thể chứa nhiều phiên bản thiết kế. Mỗi phiên bản được tính toán và thay đổi một cách độc lập nhưng kết quả tính toán của các phiên bản khác nhau có thể được kết hợp lại, cho phép so sánh các phiên bản thiết kế một cách dễ dàng.

2.7 Trang báo cáo (report page)
Trang báo cáo của Optisystem cho phép hiển thị tất cả hoặc một phần các tham số cũng như các kết quả tính toán được của thiết kế tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Các báo cáo tạo ra được tổ chức dưới dạng text, dạng bảng tinh, đồ thị 2D và 3D. Cũng có thể kết xuất báo cáo dưới dạng file HTML hoặc dưới dạng các file template đã được định dạng trước

2.8 Quét tham số và tối ưu hóa (parameter sweeps and optimizations)
Quá trình mô phỏng có thể thực hiện lặp lại một cách tự động với các giá trị khác nhau của tham số để đưa ra các phương án khác nhau của thiết kế. Người sử dụng cũng có thể sử dụng phần tối uu hóa của Optisystem để thay đổi giá trị của một tham số nào đó để đạt được kết quả tốt nhất, xấu nhât hoặc một giá mục tiêu nào đó của thiết kế

3. GIAO DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG (GUI)
Các phần chính của GUI bao gồm (xem hình 1) :
- Project layout: là nơi mà người sử dụng thể hiện thiết kế
- Dockers, bao gồm:
o Thư viện các phần tử (Component Library): người sử dụng truy nhập vào đây lấy các phần tử để tạo ra thiết kế hệ thông
o Project Browser: sử dụng project browser cho phép truy nhập đến các tham số và kết quả của thiết kế một cách thuận tiện.
o Description: nơi sử dụng có thể đưa các thông tin để môt tả tóm tắt về thiết kế
- Menu bar (xem hình 2): chứa các menu có trong Optisystem
Read more…

[Ebook] LTE SIGNALING TROUBLESHOOTING & OPTIMIZATION

Một cuốn ebook rất hay về thông tin di động của 2 tác giả người Đức: Ralf Kreher và Karsten Gaenger, "LTE SIGNALING TROUBLESHOOTING & OPTIMIZATION"
"Khắc phục sự cố và tối ưu hóa tín hiệu trong LTE"

Các bạn có thể tải Ebook tại link dưới đây (bản full PDF)


Nguồn: 4shared.com

Read more…

Slide bài giảng Mạng truyền tải Quang

Có hơi lâu rùi nhưng mà quên mất không up lên đây cho mọi người. Chắc cũng nhiều người download ở trên FB rùi!

Link: http://www.mediafire.com/?qwla462480sxuzk
(bao gồm slide bài giảng Quang + chương 2 bổ sung của Thông tin di động)

^-^
Read more…

OPNET 14.5 - Phần mềm mô phỏng giao thức mạng chuyên nghiệp

OPNET là một chương trình mô phỏng giao thức mạng chuyên nghiệp, được sử dụng phổ biến trong việc mô phỏng mạng của bộ môn Mạng Viễn Thông. Thầy Hoàng Trọng Minh là người đầu tiên ở Việt Nam sáng lập ra team OPNET tại trường mình với sự tham gia của SV các khóa 07,08,09. Link download (torrent) - bao gồm hướng dẫn cài đặt http://adf.ly/WMH8t Trước khi cài đặt, máy tính yêu cầu cài Visual C++ 2008
Các bạn có thể download tại đây 
Sau khi cài xong Visual C++ 2008, các bạn lần lượt chạy 3 file theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Trong thời gian tới, mình sẽ cố gắng upload hết các tài liệu liên quan đến mô phỏng mạng bằng OPNET.
Read more…

Kinh nghiệm đọc sách của thầy Bình dị (HVKTQS)

Rất nhiều bạn sẽ nói “Đọc sách có cái gì mà cũng phải bày đặt kỹ năng?”. Xin thưa ngay là có đấy. Đọc sách là một công đoạn của quá trình nhận thức, của việc học, vậy sao lại không cần kỹ năng? Trong bài post này tôi sẽ lưu ý những điểm quan trọng trong đọc sách, sách gì cũng vậy.


1. Hãy đọc cho kỹ về tác giả.
Tác giả là người truyền tải kiến thức của loài người cho chúng ta, là người làm việc tóm tắt, đúc kết rất nhiều các quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm, các kết quả trong các phép thử-rồi sai, rồi lại thử của con người về một vấn đề nào đó và viết thành sách. Nhiều người cứ hay dè bỉu “Toàn sách vở”, rằng “Cái gã này toàn là sách vở” (với ý thiếu thực tế), tuy nhiên sách vở nào có lỗi gì, chỉ có thái độ khinh thị với kiến thức (mà có một thời xuất phát từ sự hiểu sai rất ấu trĩ về lao động của trí thức, chỉ đề cao lao động của công nông – cái gì mà Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rễ) hoặc do người đọc sách chưa thấu hiểu và ứng dụng sai mà dẫn đến chuyện dè bỉu trên. Nói một cách công bằng, “sách vở” là kết tinh các kiến thức của con người, chỉ có ta đọc, hiểu và ứng dụng ra sao mà thôi, sách vở không có lỗi, chỉ có công. Thế còn tác giả? Hiển nhiên, tác giả càng uyên bác thì khả năng bị sai của họ càng thấp và do vậy kiến thức mà họ truyền bá qua sách mà họ viết càng đáng tin. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu thấu đáo nhất đến mức có thể về tác giả. Thường thì những điều cần thiết này được viết trong mục Lời giới thiệu của người dịch hay của nhà xuất bản (thường là mời một số học giả cùng lĩnh vực viết), cái mà rất nhiều bạn có thói quen xấu bỏ qua không đọc những dòng, những trang quan trọng đó.

Tất nhiên, cũng không tránh khỏi có những người, có học vị và chức vụ KH rất cao mà vẫn sai, vì lý do này hay lý do khác. Một thí dụ rất điển hình mà tôi thường lấy ra để dạy các con mình là một nhà khoa học Bắc Triều Tiên (tên thì tôi đã quên vì đã quá lâu rồi, lại là tên nước ngoài rất khó nhớ). Ông này là một chuyên gia y học của Bắc Triều Tiên, vào cuối thập kỷ 1950, đầu 1960′s, ông này công bố đã tìm ra các tế bào kinh lạc (huyệt). Tôi đã được đọc cuốn “Về hệ kinh lạc” do nxb. Thể dục thể thao của ta ấn hành đầu những năm 1960. Bấy giờ tuyên truyền của bắc Triều Tiên về cái này ghê gớm lắm. Tuy nhiên sau đó, các thí nghiệm làm lại của các nhà y học Xô Viết đã bác bỏ cái gọi là “Hệ kinh lạc” của ông này. Ở Bắc Triều Tiên, bẽ bàng vì chuyện này, Kim Nhật Thành hạ ngục nhà giả khoa học đó và cho thu hồi mọi tài liệu “giả kim thuật” của ông ta.

Kể về chuyện này để chúng ta thấy rằng không phải cứ cái gì viết thành sách rồi cũng sẽ chắc chắn đúng. Chúng ta cần phải thận trọng, hãy chỉ tin những cái ta được chứng minh một cách có luận lý. Dầu sao, việc đọc và ghi nhớ về tác giả cũng là rất quan trọng, nó giúp chúng ta có cơ sở để tin hơn.

Tác dụng phụ: Nhớ tên tác giả và lĩnh vực mà tác giả trình bày cho phép chúng ta tìm kiếm cuốn sách dễ hơn trên mạng, trong thư viện và dễ dàng liên hệ với các vấn đề tương đồng khi đọc các sách khác.

2. Hãy ghi nhớ năm xuất bản và nhà xuất bản.

Trước tiên điều này giúp ích chúng ta tìm kiếm lại cuốn sách tốt hơn trong thư viện hay trên mạng vì cách phân loại sách cho tra cứu trong thư viện thường theo năm xuất bản (và cả theo các tiêu chí khác nữa). Sau nữa, nó giúp cho chúng ta ghi chú trong các trích dẫn sau này một cách chi tiết, điều mà những người làm khoa học nghiêm túc luôn tuân thủ.

Hơn nữa, có nhiều loại nhà xuất bản, có loại nhà xuất bản hạng hai hạng ba song có những nhà xuất bản có thể xem là hạng nhất. Các nhà xuất bản hạng nhất làm sách rất chọn lọc, công phu và ít lỗi, do vậy nâng cao khả năng đáng tin cậy của các tri thức có trong đó. Năm xuất bản cũng vậy, tri thức của loài người ngày càng phong phú và hiển nhiên sách bản in năm 2000 thì phải chứa đựng nhiều tri thức mới hơn sách in những năm trước đó lâu về cùng một vấn đề, thậm chí nhiều vấn đề đã được phát hiện và sửa sai, tổng hợp lại một cách hệ thống hơn… Về sách kỹ thuật chuyên ngành viễn thông, các nhà sách sau là có tiếng trên thế giới: 1. Mỹ: Prentice Hall, Wiley & Sons, McGraw-Hill; 2. Âu châu: Pentech Press, Artech House (song sách bán đắt thấy mồ), Plenum Press; (xin các bạn bổ sung thêm, tôi nhất thời trong lúc tập trung suy nghĩ viết bài post này có thể không liệt kê được đầy đủ). 3. Nga: izdatyelstvo Naiuki i Tyekhnyiki (nxb. KH&KT Moscow), izdatyelstvo Sviazi (nxb. thông tin). Sách văn học tiếng Việt thì tôi chỉ tín nhiệm có mỗi nhà xuất bản Văn học, Hà nội, các nxb. khác làm sách như con tườu, kể cả nxb. Tp HCM mà anh rể thứ hai của tôi là giám đốc.

3. Hãy tập cách ghi chép những điều cốt yếu căn bản nhất của cuốn sách.
Trong mỗi cuốn sách bao giờ cũng có những đoạn lột tả được vấn đề cơ bản nhất mà cuốn sách trình bày, thường là trong phần Preface hay Introduction. Nhiệm vụ của người đọc sách là phải tìm cho ra được những dòng quý báu đó và ghi nhớ. Từng chương của mỗi cuốn sách cũng có những lập luận quan trọng và chúng ta rất cần tìm cho được và ghi chép. Tất cả các ghi chép đó sẽ hình thành khung sườn của lập luận chính nhất/cuốn sách. Đôi khi, cái sườn ấy thể hiện ngay ở phần mục lục, cái mà các SV ta thường lười và bỏ qua, chỉ nhăm nhắm đi tìm cái mình cần trong cuốn sách.

Về ghi chép. Hồi còn là SV, tôi thường về Hà Nội mỗi khi được đi tranh thủ và thường ở nhà chị cả mình. Trong tủ sách vô cùng phong phú của anh chị tôi (chị tôi là phóng viên kỳ cựu từ ngày mới hòa bình của báo Lao động, sau là phó phòng Văn học hiện đại của nxb. Văn học, chuyên biên tập các tác phẩm văn học hiện đại của VN và sách nước ngoài dịch, anh rể cả của tôi là sĩ quan cao cấp quân đội, vốn đang là SV ĐH canh nông của Pháp năm 1945 thì tham gia bộ đội đi kháng chiến) tôi tìm thấy một cuốn “Các nguyên lý của chủ nghĩa Lê nin – các bài giảng của đồng chí Xít-ta-lin tại trường ĐH Xít-véc-lốp” (tôi ghi nguyên như cách phiên âm thời bấy giờ), nxb. Sự Thật, 1951 (in trong rừng Việt Bắc thời 9 năm kháng chiến chống Pháp) của anh rể tôi. Tôi đọc ngốn ngấu song có lẽ nó là khá nặng nhọc với hiểu biết chính trị còn non nớt lúc đó của mình (các vấn đề với phú nông – kulakh Nga – chẳng hạn thì tôi chỉ biết vẻn vẹn qua Đất Vỡ Hoang của Mikhail Solokhov mà thôi). Điều hay mà tôi học được từ đây là trong cuốn sách đó anh tôi đã dùng bút gạch dưới các dòng quan trọng nhất, các luận điểm rất cơ bản, chủ chốt của cả cuốn sách, cái mà tôi cũng cố thử làm song xem lại thì thấy các gạch đít của mình chả quan trọng gì cả và chả hình thành nên cái lõi của cả cuốn sách, thật không làm sao so được với các ghi chú của anh tôi. Ah, thế có nghĩa là mình chưa biết cách tìm ra những điều cốt yếu cơ bản nhất của một cuốn sách. Từ đó, tôi rất cố gắng tập tìm kiếm và đánh dấu những đoạn hay nhất, cốt yếu nhất trong sách và tập ghi tóm tắt những cái quan trọng nhất của từng cuốn sách mình đã đọc. Cứ từng tí một, không nản lòng (hồi đó làm gì có bút đánh dấu màu như ngày nay). Dần dần nó thành thói quen khi đọc sách. Tôi bây giờ chịu không thể đọc sách được nếu không có một cuốn sổ/vở và cây bút trên tay để sẵn sàng ghi chép những điều cơ bản quý báu. Chỉ sau 2 năm tập như thế, năm thứ 4 ĐH tôi đã có thể tóm tắt toàn bộ Kinh Tân Ước trong một tập giấy mỏng cắt ra từ 2 tờ giấy mà ngày xưa hay gọi là giấy năm hào hai theo giá của tập giấy, đóng lại thành một cuốn sổ bỏ túi mỏng dính, trong đó ghi chép những điểm quan trọng bậc nhất trong giáo lý mà Giê-su đã truyền dạy các học trò của mình, à hà, cuối năm thứ 5, khi ôn thi chính trị quốc gia, trong cuộc tranh luận về vấn đề giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm với trung tá trưởng bộ môn triết của trường tôi mà tôi đóng vai một giáo sĩ, tôi đã làm cho ông giáo phát cáu lên vì không sao bẻ được các lập luận của tôi, bẽ mặt với các học viên khác trong lớp. Năm về nước, do quá nặng (tôi đã vứt bỏ hết quần áo và đồ dùng cá nhân để lấy trọng lượng được mang cho sách, chỉ mặc nhõn một bộ trên người với một cái palto thùng thình nhét đầy sách bỏ túi và đĩa mềm mà tôi kiếm được bên Hung, trong đó tôi rất quý cuốn New Testament bằng tiếng Anh, bản mới do hội truyền bá cơ đốc quốc tế ở Mỹ ấn hành) nên tôi đã bỏ lại chồng giấy vở gần một thước các ghi chép trong gần 6 năm đọc sách của mình bên Hung về mọi lĩnh vực kỹ thuật, tôn giáo, lịch sử, ngôn ngữ học, giải phẫu sinh lý người (y-sinh), kinh tế, chính trị… giờ tiếc hùi hụi. May là một số ghi chép tóm tắt của tôi khi đọc các tạp chí mà tôi có bản photo thì tôi thường ghi ngay vào trang báo hay ở mặt sau nên vẫn còn (có lần đưa cho ông giáo xem lại một bài báo, cụ rất thích thú cách ghi chép tóm tắt của tôi và hỏi xem tôi được ai dạy cho cái kỹ năng ấy và rất vui khi biết tôi đã tự rèn luyện được từ những năm ĐH).

Chính nhờ cách đọc sách và ghi chép ấy nên đọc sách gì tôi cũng chỉ cố đọc và ghi nhớ lấy những điểm lớn, chủ yếu và cốt lõi. Thế mới có thể nhớ được nhiều (về vấn đề rèn luyện trí nhớ trong đọc sách, tôi sẽ viết ở một mục khác sau).

Kinh nghiệm đọc sách của cô PDA.

Dạ, cũng thỏa mãn thêm “chút xíu” rồi bác ạ . Cảm ơn bác Bình nhiều và mong đón đọc các phần tiếp theo của bác. Cháu cũng đồng ý với bạn smiles là nếu bác biết cuốn sách nào hay thì giới thiệu để nếu có cơ hội thì mọi người tìm đọc. Lúc nào bác tranh thủ được thì túc tắc giới thiệu cho chúng cháu. Về chủ đề thì ngoài sách chuyên môn thì sách văn học, tình yêu, cuộc sống, sức khỏe, thậm chí cả sách lịch sử … đều tốt cả ạ . Ngày xưa đi học, cháu thấy mình cũng thuộc vào loại chăm chỉ, lịch sử địa lý … học thuộc làu làu. Nhưng rồi sau một thời gian thì bị “bốc hơi” hết sạch, nhiều lúc giật mình thấy sao mình là người VN mà dốt lịch sử VN đến thế (cũng buồn!). Thậm chí có đôi lần cháu “bức bách” quá lên mạng tìm đọc lịch sử VN, thấy nó không hề khô khan và chán như hồi học phổ thông. Kiến thức địa lý trên thực tế cũng rất hay, sao hồi học phổ thông toàn học cái gì không không, thi xong là trong đầu chả còn đọng lại được bao nhiêu cả.

Về việc vừa đọc sách vừa ghi chép lại các ý chính cháu cũng thường xuyên làm, nhưng chỉ với các sách chuyên ngành, bài báo hay bài giảng trên lớp. Cái này cháu học mấy bạn học cùng hồi ĐH. Hồi đó cháu thấy các bạn Pháp sau mỗi môn học ai cũng có 2,3 trang A4 tóm tắt lại các kiến thức chính, công thức quan trọng, gạch chân, tô xanh tô đỏ rất cẩn thận (nhiều bạn còn có cả “colour code” của riêng mình!). Đến lúc cần các bạn ấy chỉ việc lôi “bảo bối” ra tra hay đọc lướt nhanh để ôn bài (ko phải để quay cóp ). Cháu cũng bắt chước theo và thấy rất hiệu quả, nhất là khi vào học chuyên ngành, có học kỳ phải thi đến 12 môn trong 1 tuần thì việc có mấy tờ “bảo bối” này vào những ngày nước sôi lửa bỏng rất có ích. Cái công ngồi tóm tắt lại được mấy trang này cũng là 1 lần ôn bài, từ 1 cuốn bài giảng dày rút lại 2,3 trang với đủ thông tin quan trọng ko phải là việc dễ, đòi hỏi sự đầu tư không nhỏ (tóm tắt ngắn khó hơn “tóm tắt dài”). Hơn nữa, mấy trang này là do mình viết nên lúc đọc lại rất dễ hiểu. Sau này trong lúc làm PhD, cháu cũng hay ghi chép khi đọc các bài báo vì nếu ko ghi lại thì cháu thấy rất buồn ngủ khi đọc những bài tương đối dài và phức tạp. Còn các sách khác thì cháu chưa ghi chép bao giờ vì thường đọc trong tư thế giải trí.

Hôm qua cháu xem TV, thấy bên Pháp (và có thể nhiều nước khác) bây giờ có cái nghề là “đi du lịch miễn phí, ngủ KS miễn phí”. Lý do là hiện nay trên internet chào mời các tour du lịch trong mơ nhiều quá nên khách hàng không biết đâu mà đánh giá và đôi khi đến nơi thì vỡ mộng về chất lượng. Thế nên một vài công ty tạo ra cái nghề này để đánh giá các KS, các kỳ nghỉ và được đông đảo khách hàng đón nhận. Nay quay lại chuyện sách, không biết có cái nghề “đọc sách miễn phí” rồi đánh giá chưa nhỉ? Trên thực tế thì ở VN hiện nay sách rất tràn lan, một vài lần mua sách về đọc một lượt mà thấy như mình bị lừa tiền. Tất nhiên là việc đánh giá 1 cuốn sách thì khó hơn việc đánh giá 1 khách sạn, ko phải ai cũng làm được.

4. Hãy đọc từng chương, đọc lướt trước, đọc cẩn thận và ghi chép sau.
Một cuốn sách thường gồm nhiều chương. Đấy là cấu trúc thường thấy, thể hiện tác giả định trình bày các vấn đề của cuốn sách thành những phần lớn, tương đối độc lập theo một logic như thế nào. Vấn đề là ta sẽ đọc chúng ra sao.

Tuỳ theo yêu cầu của từng người và thời gian mà người ấy có, hãy đọc từng chương theo phần kiến thức mà ta cần tìm kiếm hoặc đọc cả cuốn. Từng chương một trong mỗi cuốn sách đều có những đoạn rất quý báu vạch ra những điều cơ bản nhất mà chương đó đề cập đến, việc đọc lướt qua thường không mấy khi cho chúng ta cơ hội tìm thấy ngay những đoạn ấy, bù lại, chúng cho ta hình dung được cấu trúc và logic của các vấn đề được sắp xếp (thường là có/đầy dụng ý của tác giả) như thế nào. Sau khi nắm được cái logic ấy, việc đọc kỹ sẽ bắt đầu dễ dàng hơn nhiều. Trong quá trình đọc kỹ cuốn sách hay đọc kỹ từng chương, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về các lập luận, các chi tiết và phải tìm cho ra được những điểm mấu chốt của từng chương và ghi chép chúng một cách vắn tắt, tập trung vào những ý chính nhất. Các kết luận sau những lập luận gian nan và có khi tẻ nhạt ấy, nhiều khi chỉ là một vài dòng mà ta có thể ghi chú được. Hãy đóng khung các kết luận ấy bởi bạn vừa xong một quá trình nhận thức sơ bộ: xem xét từ cách đặt vấn đề (cách nhìn sự vật của tác giả), các bước logic của phân tích và chứng minh, các ý nghĩa và các thí dụ minh hoạ và bạn đã đi đến (cùng với tác giả) các kết luận. Cái đó đáng ghi nhớ nhất bởi sau này, bạn có thể quên một vài bước trong cách phân tích hay chứng minh, quên đi một số bước của quá trình dẫn dắt, bạn vẫn cứ yên tâm được với các kết luận đó (bởi bạn đã thực sự, với sự giúp đỡ của tác giả, chứng minh, thấu hiểu vấn đề của chương) để có thể áp dụng chúng cho các tình huống thực tế trong cuộc sống.

5. Hãy liên hệ với các kiến thức khác để có được cái nhìn đa chiều và củng cố hệ thống kiến thức, tăng khả năng nhớ lâu.
Một cách đọc rất kém hiệu quả là chỉ đọc mà không suy nghĩ, cái này cũng giống như việc bạn vào giờ học ở nhà, bạn ngồi rất nghiêm chỉnh trước bàn học với đầy ứ sách vở song lại không mấy chú tâm, hoặc là nản lòng vì không hiểu bài, lại chỉ nắn nót tô tô vẽ vẽ cái gì đó hoặc giả thay vì phải đọc và hiểu cho được vấn đề cần đọc/học, bạn lại lướt web và phí thời gian vào việc đọc những cái không mấy cần thiết – song hỡi ôi, thường là giật gân, chủ yếu do cung cách giật tít của những người đã quẳng những cái đó lên Internet. Tuy nhiên, là nói thế, rằng cần phải suy nghĩ, bắt não hoạt động, song ta bắt não phải làm việc gì? Ta sẽ phải bắt não chăm chú vào từng bước của lập luận, từng bước từng ý của các phân tích và chứng minh. Thêm vào đó, một cái không kém phần quan trọng là bắt não lục lọi lại những hiểu biết đã có của mình để so sánh và tìm những điểm tương đồng giữa những kiến thức mới đã tích luỹ với những kiến thức đã có. Tại sao lại phải như vậy?

Thứ nhất, kiến thức của loài người về các lĩnh vực khác nhau có rất nhiều điểm tương đồng, nhiều cách giải quyết của lĩnh vực này lại bắt ngồn từ cách giải quyết của lĩnh vực khác tưởng như hết sức xa vời.
Ta có thể kể ra đây một vài thí dụ khá tiêu biểu. Trong hệ thống ghép kênh, việc ghép kênh không (hay cận) đồng bộ tỏ ra không hiệu quả với các cấp ghép ngày càng cao, nảy sinh từ yêu cầu tăng dung lượng do có quá nhiều dịch vụ mới như tự động hoá văn phòng, Internet, các dịch vụ thanh toán điện tử… hệ thống truyền dẫn với cấp ghép cao, do vậy, sẽ phải là một hệ thống ghép kênh đồng bộ nhằm bảo toàn hiệu quả sử dụng đường truyền. Vấn đề là sẽ ghép theo kiểu gì. Những chuyên viên NC của CCITT lúc bấy giờ đã mượn ý tưởng Container của giao thông vận tải (vận tải hàng hải). Trước đây, trong vận tải đường biển người ta thường xếp hàng hoá lên tàu theo kiểu đánh đống, cái này chồng lên cái khác sao cho tận dụng hết dung tích của khoang chứa hàng. Cái này lại làm giảm hiệu quả bốc dỡ tại các cảng trung chuyển, khi người ta phải hạ hàng này xuống và bốc xếp lên các hàng mới, khiến các tàu nằm chờ ở cảng lâu hơn. Vấn đề đã được xem xét lại theo cách nghĩ: vấn đề là ta cần gì trong vận tải, dung tích hay tải trọng? A, hoá ra nếu ta xếp các hàng hoá trong các container và bố trí các container này một cách hợp lý ta vẫn có thể vận chuyển hàng hoá không kém (dẫu từng container có thể không đầy) bởi cuối cùng thì cái đáng quan tâm là tải trọng của tàu là bao nhiêu chứ không phải dung tích khoang chứa hàng là mấy. Việc bốc dỡ trở nên đơn giản hơn nhiều và nhờ vậy hiệu quả vận tải tăng lên. Ô, thế thì trong ghép kênh cũng y như vậy. Việc ghép các luồng tin nhánh theo lối ghép kênh vẫn dùng trong ghép kênh cận đồng bộ sẽ làm cho việc tách/ghép tại các trạm xen/rẽ trung gian trở nên cồng kềnh, trong khi nếu ta đóng các luồng nhánh (bây giờ ta có khái niệm mới hẳn hoi là các payload – hơ hơ, trước năm 1989 tôi đố bác nào tra tự điển xuất bản trước đó ra được cái từ payload là cái gì nhé) như các tải tin thành các container và sắp các container ấy một cách lớp lang nhờ các POH (nó như cái nhãn container dán trên thành từng container, trỏ rằng trong đó chứa hàng gì, chủ hàng là ai, từ đâu và đi đâu), giỗ thẳng hàng chúng trên con tàu (khung STM-N) bằng các con trỏ (pointer) thì việc ghép và tách chúng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Một thí dụ khác nữa có thể kể ra ở đây là các thuật toán điều khiển lưu lượng trong mạng viễn thông có tương đồng không với các thuật toán điều khiển giao thông nhằm giải quyết vấn đề tắc nghẽn? Ngay cả cái tưởng chừng vô cùng đơn giản với mọi người học viễn thông là khuếch đại thì xét cho cùng khi chúng ta làm việc với các bộ khuếch đại tuyến tính, chúng ta làm việc với một phép nhân: tín hiệu lối ra là tích của tín hiệu lối vào với hệ số khuếch đại K của bộ khuếch đại, hay ta làm việc với một hệ số tỷ lệ: K bằng tỷ số giữa tín hiệu đầu ra với tín hiệu lối vào. Ô hô, thế thì có khác gì so với cái bập bênh ngoài công viên không? Tỷ lệ giữa hai trọng lượng cơ thể trên hai đầu bập bênh khi cân bằng đúng bằng tỷ lệ K giữa hai độ dài cánh tay đòn mà hai đứa trẻ cần ngồi cho cân. À, ra chúng (KĐ trong điện tử-viễn thông và bập bênh trong công viên) có chung thuật toán toán học.

Thứ hai, đó là do bản chất của hệ thống kiến thức và bản chất của trí nhớ.
Các kiến thức của một con người được tích luỹ dần theo năm tháng với quá trình nhận thức diễn ra liên tục và phát triển có hệ thống nhờ việc giáo dục trong trường cũng như các hoạt động học tập nói chung tuân thủ theo một tiến trình khá ngặt nghèo. Trong quá trình học suốt đời như vậy, các khu vực trong bộ nhớ của con người được điền đầy dần và liên kết với nhau nhờ các liên kết giữa các nơ-ron thần kinh ở các khu vực lân cận nhau. Việc liên tưởng, so sánh giữa các vấn đề tương đồng sẽ tạo nên các liên kết, dẫn đến hệ thống kiến thức có thể được sắp xếp tốt hơn và nhất là hình thành nhiều cách sắp xếp/hệ thống hoá kiến thức tốt hơn, cho phép người ta truy cập và vận dụng các kiến thức đó đa dạng hơn, nhanh hơn.

Về mặt trí nhớ, trí nhớ của con người hình thành từ các kích thích điện hoá tuần hoàn và kéo dài, dẫn đến các nơ-ron thần kinh chịu trách nhiệm nhớ chuyển vào trạng thái kích thích (điện thế ở vỏ nơ-ron cao hơn). Các kích thích điện hoá như thế truyền từ nơ-ron này sang nơ-ron khác qua các axon, tới các synaps, truyền sang nơ-ron lân cận, tạo nên các vùng gồm các nơ-ron lưu giữ một thông tin nào đó. Việc liên tưởng, so sánh giữa các vấn đề tương đồng của các lĩnh vực khác nhau sẽ tạo các liên kết giữa các vùng khác nhau của bộ nhớ. Nhờ vậy, nếu sau một thời gian dài không có kích thích, một vùng nào đó các nơ-ron chuyển sang trạng thái mỏi khiến chúng ta có thể quên một thông tin nào đó thì nhờ vào việc truy cập vào các vùng khác, sẽ tạo nên các kích thích thông qua các liên kết ngang đã có, nhắc cho vùng nơ-ron mỏi có thể trở lại trạng thái kích thích và nhờ đó trí nhớ về thông tin đã quên có thể khôi phục lại được. Do vậy, việc liên tưởng, so sánh các vấn đề tương đồng giữa các lĩnh vực có vẻ như xa vời sẽ giúp cho chúng ta nhớ các vấn đề đã đọc/học được bền hơn.

Thứ ba, đối với những người làm công tác giảng dạy, việc liên tưởng, so sánh giữa các vấn đề tương đồng sẽ có thể giúp người học dễ hiểu hơn.
Đây là một kỹ năng góp phần làm cho một ông thày được học trò đánh giá là giảng hay hay có kỹ năng sư phạm tốt. Một vài thí dụ cho chuyện này. Khi giảng cho SV về sơ đồ khối của một hệ thống thông tin di động TDMA, có một khối tạo các chuỗi training ở phía phát, trong sách của Raymond Steele (figure 1.40, tr. 68) người ta sử dụng từ sounding sequence, ở phía thu, burst thông tin (tập các bit trong một Time Slot) được phân kênh, các chuỗi sounding này được đưa vào khối hàm mờ hay hàm mơ hồ (ambiguity function) để tạo ra thông tin điều khiển equalizer system. Giảng đến phần này, nhất là với các SV chưa hay học chưa kỹ phần equalizer trong môn Thông tin số, thường có một sự khó hiểu (cứ từ trên bục giảng mà nhòm xuống là thấy nhiều khuôn mặt lộ vẻ ngơ ngơ ngay thôi chứ có gì đâu). Tôi thường lấy thí dụ về một người mù chống gậy đi, cái gậy khua khoắng ấy tạo nên các tiếng động khác nhau đồng thời cảm giác cứng mềm do va chạm của gậy với mặt đường khác nhau sẽ cho người mù ấy đánh giá được đường đi sắp tới để điều chỉnh bước chân. Cái chuỗi âm thanh lộc cộc ấy có chức năng như cái chuỗi sounding kia (và có lẽ chính do cái nghĩa này mà các tác giả đã dùng từ sounding chứ không dùng từ training) và nhờ việc thu cái chuỗi đó mà cái khối hàm mờ sẽ hoạt động kiểu như não của ông mù nọ để đánh giá tình trạng kênh và đưa ra quyết định điều chỉnh equalizer system, y như não ông mù đưa ra quyết định điều chỉnh bước chân vậy. Cái nguyên lý dò (đường) và điều chỉnh hành vi ấy có ở khắp nơi, trong việc phát các sóng siêu âm và thu tín hiệu phản xạ từ đáy biển để điều khiển trong hoạt động của các tàu ngầm; trong việc estimation of the channel để triệt nhiễu, để thích nghi mã hay điều chế… để tính toán bộ hệ số các taps của một equalizer dựa trên tapped-delay line… hay trong chính đời sống chính trị khi người ta làm các thăm dò công chúng để đề ra những chính sách, giải thích như thế là các khuôn mặt ngơ ngác ấy giãn ra tức thì. Thí dụ thứ hai mà tôi gặp là giảng về interleaving. Hô hô, nói qua một tí là ai cũng hiểu ngay nó là cái gì và mọi khuôn mặt ngồi dưới đều nở nang và hân hoan. Khốn nỗi, tôi thì lại hay hỏi thêm buộc người học phải động não. Hỏi rằng, trong hệ thống GSM thì người ta thực hiện interleaving đến 2 lần cơ, nhờ đó nếu một burst bị mất thì chỉ có 12.5% số bit của mỗi một burst sau deinterleaving bị mất thôi và nhờ đó mã xoắn 1/2 kết hợp với mã khối có thể khôi phục được với méo tín hiệu không đáng kể. Nếu vậy tại sao người ta lại không cứ tăng tớn mãi số lần interleaving lên cho ngon? Hú, nói chung là đến một nửa số khuôn mặt lại chuyển ngay về ngơ ngác. Thường thì sau khi giảng giải cái được cái mất của interleaving và interleaving nhiều lần (các khuôn mặt lại giãn ra sung sướng nhé), tôi lại hỏi bộp rằng nếu ta tăng số lần interleaving lên vô hạn thì nó ra cái gì. Thì lỗi trên kênh sau deinterleaving lại cụm lại chứ san mãi ra sao? Cái này có giống với cái việc ta zip một file nào đó lại, rồi lại zip lần nữa, à, dung lượng của file lại nhỏ thêm tí nữa chứ gì? Nếu cứ zip mãi như thế thì dung lượng file có xuống bằng không được không? Không hả, bởi thế hoá ra zip lại làm mất thông tin sao? Ố, cái này cũng từa tựa như interleaving nhiều lần ấy mà, việc interleaving không làm giảm đi số lỗi mà chỉ san nó ra thôi và cứ interleave mãi thì sẽ đến lúc các lỗi sẽ phải cụm lại chứ lỗi còn chạy đi lên mây được sao? Hô hô, có cả tỷ ví dụ như thế nhé.

Read more…

Tài liệu Quản lý Mạng Viễn thông

1. Bài giảng Quản lý Mạng viễn thông (phiên bản 2009) - Tài liệu chính

Các tác giả:
     - TS. Nguyễn Tiến Ban (chủ biên)
     - ThS. Hoàng Trọng Minh
     - ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
     - ThS. Dương Thị Thanh Tú
     - KS. Nguyễn Đình Long
Download http://sdrv.ms/16Q0QTw

2. Slide bài giảng của thầy Hoàng Trọng Minh
Download http://sdrv.ms/16Q0U5t

3. Tài liệu tiếng Anh

Gilbert Held: Managing TCP/IP Networks. John Wiley & Sons, 2000.

The CRC Handbook of Modern Telecommunications. Ed. Patricia Morreale and Kornel Terplan. CRC Press LLC, 2001.

Freeman R. L.: Fundamentals of Telecommunications. John Wiley & Sons, 1999.

Read more…

Đề cương ôn thi: Truyền dẫn số và XLATHA

Được mấy cái môn dễ chịu hơn thì lại thi sau mấy cái môn củ chuối....Thôi thì đành chấp nhận thương đau thôi. Năm nay đề cương mới, thành ra dang dở mà cũng chẳng đầy đủ mấy...
Hàng đây
Truyền dẫn số:

Xử lý âm thanh hình ảnh:

Lần nữa....chúc cả nhà thi tốt! ^^
Read more…

Đề cương ôn thi: Báo hiệu và điều khiển kết nối

Cái chết tập 1: 3/12: Báo hiệu và điều khiển kết nối
Danh sách 16 câu hỏi đây:
1. Nguyên tắc điều khiển trong hệ thống Viễn thông (thủ tục quyết định điều khiển, mô hình)
2. Chức năng của báo hiệu điều khiển
3. Phân biệt báo hiệu người dùng và báo hiệu mạng
4. Báo hiệu trong mô hình tham chiếu NGN
5. Các giao thức báo hiệu cơ bản trong tiếp cận chuyển mạch mềm (softswich)
6. Mô hình phân lớp hệ thống báo hiệu số 7 tương ứng với OSI
7. Chức năng của SCCP, MTP3 trong SS7. So sánh
8. Phần người dùng ISUP. Thủ tục xử lý cuộc gọi ISUP.
9. Kiến trúc mạng sử dụng giao thức H.323. Các kiểu bản tin. Thủ tục xử lý cuộc gọi.
10. Kiến trúc mạng sử dụng giao thức SIP. Các kiểu bản tin. Thủ tục xử lý cuộc gọi.
11. Phân tích cấu trúc bản tin SIP
12. Kiến trúc mạng sử dụng MEGACO/H248. Các lệnh điều khiển. Thủ tục xử lý cuộc gọi.
13. Chức năng và mô hình ngăn xếp giao thức báo hiệu và điều khiển trong mạng di động GSM
14. Mô hình giao thức báo hiệu và điều khiển tại các giao diện của UMTS (Iub, Iur, Iu-CS, Iu-PS)
15. Mô hình kiến trúc, chức năng của các thực thể trong ISM.
16. Chức năng kết nối liên mạng trong IMS với mạng PSTN/GSM.

Cấu trúc đề thi sẽ là 4-3-3 ( đội hình này thì siêu tấn công nhé!). Vậy nên 16 câu hỏi trên đều có "giá" như nhau cả...tốt nhất là nên học hết. 3 câu trong đề sẽ liên quan đến nội dung như sau
- Câu 1: SS7 - Kiến trúc, chồng giao thức, các phần tử chức năng, các khuôn dạng bản tin.
- Câu 2: NGN
+ H.323 (Các giao thức báo hiệu và truyền bản tin)
+ SIP (bản tin, các bước trao đổi bản tin, các đặc tính)
+ MEGACO/H248 (các khái niệm cơ bản)
- Câu 3: GSM (Báo hiệu trong GSM, chú ý các khái niệm về giao diện A, các ứng dụng trong mạng thông minh (IN), các thành phần MAP, các giao diện UMTS như Iub, Iur, Iu-CS, Iu-PS.
Thầy giáo có chú thích là thầy sẽ bỏ qua các sơ đồ phức tạp, sơ đồ khó thuộc. Còn tài liệu báo hiệu thì các bạn tham khảo link sau nhé:
Read more…

Nội dung ôn tập môn Mô phỏng HTTT

Tình hình là phải gấp rút làm bài tập lớn thôi các bạn trẻ, hạn nộp là 16h ngày 16/11 này nhé! Muộn là bị trừ điểm đấy nhé! Vừa check mail đã có hàng ôn tập rồi. nghe có vẻ cũng không đến mức khó như lúc học, nhưng mà dù sao cũng gọi là củ chuối củ sắn rồi. Thầy giáo còn note một câu to đùng :"Tôi cũng lưu ý các bạn rằng, bài thi môn này sẽ không có cơ hội cho những ai không chịu luyện tập các bài tập môn học. Mặc dù trong phần thực hành tôi cho phép các bạn copy của nhau cũng là để các bạn học tập lẫn nhau mà thôi."
Hàng đây:

Kiểu này là cũng khá là nguy hiểm rồi :))
Kèm theo còn có file đáp án bài kiểm tra giữa kì của thầy gửi và các file code thầy ví dụ trên lớp học.
Hàng nữa:
http://www.mediafire.com/view/?6k52hju5v6ag99q



Chúc các bạn thi cử thật suôn sẻ :))
Read more…

Tài liệu báo hiệu và điều khiển kết nối

Sau một thời gian học tập khá là lâu thì chúng ta mới chính thức được cung cấp slide bài giảng của thầy giáo Minh. Thi tự luận tiếng Việt, slide tiếng Anh nhé! Đề thi thì do thầy mình ra, có lẽ cũng nằm hết trong slide thôi. nên mọi người đọc dịch hiểu nhiều thì điểm sẽ cao thôi =))

Link download tất cả tài liệu:

Chúc cả nhà thi tốt ^^
Read more…

Tài liệu Xử lý âm thanh hình ảnh + Truyền dẫn số (Cập nhật ngày 16/10/2012)

Thứ 5 tới lớp mình sẽ có một bài kiểm tra Truyền Dẫn Số. Mọi người download tài liệu về mà học nhé!

Read more…

Bài tập thực hành MATLAB số 1 (kèm đáp án)

Xin gửi tới các bạn trẻ bản sao lưu bài tập thực hành số 1 (Mô phỏng hệ thống truyền thông)

Link download đề bài:


Link download đáp án:
Read more…

Bài dịch tài liệu Báo hiệu và điều khiển kết nối

Đây là bản dịch từ chương 3 đến chương 6 trong cuốn Control and Adaptation in Telecommunication system

Phần 3.1 -> 3.3 (Chiến)

Phần 3.4 + 3.5 + 4.1 (Tân)

Phần 4.2 + 4.3 (Bảo)

Phần 4.4 (Hải)

Phần 5.1 + 5.2 (Minh)

Phần 5.3 + 5.4 +6.1 (Hiếu)

Phần 6.2 + 6.3 (Hùng)


Read more…

HOT - Ebook "DIGITAL COMMUNICATIONS - BERNARD SKLAR"

Một trong 2 cuốn sách mà thầy Thành (Vô tuyến) dặn chúng ta nên đọc để lấy kiến thức sau này đi làm. Sau một hồi khá là đỏ mắt tìm kiếm, mình đã download được về máy, up lên cho mọi người luôn cho nóng.
DIGITAL COMMUNICATIONS - BERNARD SKLAR



 

 

 

 

http://www.mediafire.com/view/?z05gul5470748x2

Read more…

Tài liệu tham khảo về viễn thông

1. Sơ đồ tổng thể mạng di động 3G

2. Bài giảng hệ thống viễn thông 



Updating..............
Read more…

Tài liệu Mô phỏng hệ thống truyền thông

Slide bài giảng Mô phỏng hệ thống truyền thông (Simulation ofTelecommunication System) của thầy giáo Nguyễn Đức Nhân


Chương 1 + 2: Tính toán bằng MATLAB

Chương 3: Mô phỏng bằng Simulink

Chương 4: Mô phỏng tín hiệu và quá trình thu phát
http://adf.ly/WMGvI

Chương 5: Mô phỏng kênh thông tin
http://adf.ly/WMGy9

Chương 6: Ước tính tham số và đánh giá hiệu năng
http://adf.ly/WMH0M

Các bạn có thể download bộ cài đặt MATLAB&Simulink R2010b cùng với tài liệu học lập trình MATLAB tại đây.
Read more…

Tài liệu Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến

Giáo trình CSKT TTVT (PDF tiếng Việt có bài tập và lời giải - Nguyễn Phạm Anh Dũng)

Đề cương ôn thi CSKT TTVT
http://adf.ly/WMHO5

Wireless Communications của Andrea Goldsmith, Stanford University

Fundamentals of Wireless Communication
Read more…

Tài liệu Truyền dẫn số

1. Giáo trình Kỹ thuật truyền dẫn số (bản Word)

2. Slide bài giảng (Chap 1+2+3+4)

3. Bài tập truyền dẫn số

  - Chương 2 (with answer)

4. Digital Transmission Theory

5. Digital Communications By John Proakis 4th Edition (Cô giáo dựa vào cái này để soạn bài nè)
Read more…

Tài liệu Xử lý âm thanh hình ảnh

Tài liệu tiếng Anh

Slide bài giảng XLATHA (Only chap1+2) - updated standard version

Bài tập XLATHA

Đề cương ôn tập XLATHA (D08)
Read more…

Tài liệu Cơ sở kỹ thuật thông tin quang

Giáo trình cơ sở kỹ thuật thông tin quang (Tiếng Việt + English)

Slide bài giảng TTQ (full chap) do bạn Long chôm chôm được :)
Read more…