Kinh nghiệm ôn thi CCNA - Phần 3: Cấu trúc bài thi, chú ý khi làm bài

Phần ôn tập coi như xong, sau đây mình xin nêu ra các chú ý về bài thi!

2. Cấu trúc và quy định của bài thi?

Có lẽ nhiều bạn cũng chưa hình dung ra được là khi thi nó sẽ như thế nào đâu nhỉ? Thi rồi biết ngay ấy mà. Đùa các bạn một tí thôi, chứ trước khi thi nên biết, không lại hối không kịp đâu.

a) Cấu trúc đề

Mình đã nói ở 2 phần trước rồi, đề thi bao gồm 47 câu hỏi lý thuyết  và 3 bài LAB. Các bài này sẽ sắp xếp lẫn vào nhau, lưu ý là nhiều bạn vẫn cứ nhầm tưởng rằng lý thuyết riêng và LAB riêng nhé!

+ Phần lý thuyết có 47 câu hỏi thì có khoảng 3-5 câu hỏi dạng kéo thả (Drag & Drop), và các câu còn lại được Random trong bộ dump (cũng có thể có 1 vài câu hỏi mới). Nên các bạn phải học hết, không được bỏ qua câu nào.

+ Phần LAB có 3 câu được sắp xếp ngẫu nhiên, có thể ngay đầu hoặc gần cuối, tùy vào Random thôi nhé, đến bài LAB các bạn cứ bình tĩnh mà làm, đọc kĩ câu hỏi (vì có trường hợp biến tướng đi đấy).

b) Quy tắc làm bài

Đây là phần quan trọng nhất, ghi nhớ các điều sau:

+ Bài thi không có nút BACK, nên làm câu nào xong câu ấy, NEXT là coi như các câu trước đó không thể sửa được nữa, vì vậy các bạn phải thật bình tĩnh làm bài, không được vội vàng mà đánh mất điểm.

+ Thời gian thi đối với học viên nói tiếng Anh là 120', còn với học viên không nói tiếng Anh là 140'. Như vậy là đối với học viên Việt Nam, thời gian thi sẽ chuẩn là 140'. Rất nhiều thời gian cho các bạn làm bài, nhắc lại là đọc kĩ đề và không được vội vàng (nhất là những bài LAB). Nói thế chứ các bạn mà làm được đến 1 tiếng 30' là phục các bạn lắm rồi, thông thường sinh viên mình chỉ cần từ 40-70' đề finish bài thi thôi. ^^

+ Trong phòng thi đặc biệt lưu ý không được quay ngang quay dọc, kệ mọi thứ xung quanh và chỉ tập trung vào bài của mình mà thôi, có Camera theo dõi gửi trực tiếp đến Cisco nên các bạn phải thật "ngoan ngoãn" làm bài nhé! Có trường hợp mình nghe kể lại, bạn của thằng bạn mình, nó thi không nghiêm túc (hình như nhìn bài thằng bên cạnh), bị đình chỉ thi tại 3 nước Đông Dương trong vòng 2 năm luôn :))

Đấy, các bạn chỉ cần lưu ý như vậy thôi, mất tiền để thi lấy chứng chỉ Quốc tế thì cũng nên mất thời gian tìm hiểu thật kĩ, chứ không nên có điều gì phải hối tiếc sau khi rời khỏi phòng thi :D

Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, Request voucher thôi, cac bạn có thể tham khảo cách thức Request voucher tại đây: http://d09vt1ptit.blogspot.com/2013/01/huong-dan-request-voucher-ccna.html

Đăng kí thi ở đâu?
Ở Hà Nội, các bạn có 2 trung tâm của VUE là học viện CNTT Bách Khoa và IPMAC, như hình bên dưới:
Đăng kí thi ở đâu cũng được, nhưng mình khuyên các bạn lên IPMAC để đăng kí, các bạn có thể thi luôn sau khi đăng kí mà không cần phải chờ (trong trường hợp còn Slot). Còn nếu đăng kí tại BK thì ít nhất 2 ngày sau mới được thi.
Các bạn ở khu vực khác check địa chỉ trung tâm VUE tại đây:
Chúc các bạn ôn thi tốt!!!
Read more…

Kinh nghiệm ôn thi CCNA - Phần 2: Ôn tập thực hành LAB

Phần lý thuyết coi như xong, bây giờ sang phần Thực hành LAB


b. LAB?
LAB có trọng số rất cao trong bài thi CCNA, thông thường chiếm khoảng 30% tổng số điểm của bài thi, do vậy chỉ cần “tạch” 2 bài LAB thôi, dù có đúng lý thuyết hoàn toàn thì các bạn vẫn có nguy cơ bị tạch rất cao.
Tuy nhiên, phần này bạn chỉ cần dành ra 1-2 ngày là có thể làm thành thạo các bài LAB có trong "bộ dump LAB" trên 9tut.com.
Các bạn vào đây http://www.9tut.com/category/ccna-lab-sim
Danh sách các bài LAB có sẵn trong bộ đề của Cisco bao gồm: VTP, ACL1, ACL2, EIGRP, NAT1, NAT2. Mình và các bạn của mình thi trúng vào VTP, EIGRP (gần như chắc chắn ai cũng có 2 bài này), còn lại là ACL2. Mình xin tạm chia các bài LAB ra thành 2 loại: cấu hình theo yêu cầu và đọc cấu hình trả lời câu hỏi.
+ Loại cấu hình theo yêu cầu: Là loại bài tập mà mình phải gõ lệnh config theo yêu cầu của bài LAB. Cisco thiết kế chương trình giả lập gần giống hệt như chương trình mô phỏng Packet Tracer, tức là click vào thiết bị để gõ lệnh trên giao diện CLI, cái này cũng cho phép bạn sử dụng TAB để gợi ý câu lệnh, nên các bạn không cần phải học thuộc lòng câu lệnh đâu nhé!
Loại này có 4 bài: NAT1, NAT2, EIGRP, ACL2. Các bạn chỉ cần làm theo giống y hệt như những gì trên 9tut.com viết. Nhớ là phải đọc hết bài, cả phần "Some modifications" (Phần này là một số kiểu ra đề khác của Cisco, gọi là "biến tướng" đi 1 tẹo thôi), các bạn cũng nên cập nhật bằng cách đọc các Comment của các bạn mới thi xong để lại sau mỗi bài viết nhé! Thông thường các bạn sẽ có 2 bài LAB dạng này, nhớ học hết, đừng bỏ qua bài nào cả.
+ Loại đọc cấu hình trả lời câu hỏi: Loại này các bạn không cần phải cấu hình gì cả, chỉ việc "show" cấu hình lên rồi phân tích trả lời câu hỏi. Nó cũng có topo mạng, giao diện CLI để mình show, và màn hình chứa câu hỏi để mình trả lời (Nó giống kiểu các cửa sổ trong windows thôi).
Loại này có 2 bài là ACL1 và VTP. Mà gần như chắc chắn VTP sẽ có (99% luôn). Trong đề sẽ chọn ra 5 câu hỏi trong số các câu có trong bài, 5 câu này các bạn thích trả lời câu nào trước cũng được, miễn là làm xong cả 5 câu thì next để sang câu tiếp theo.

Note: Có một vài lưu ý nho nhỏ cho các bạn: 
- Câu lệnh cuối cùng không thể thiếu đối với loại bài tập cấu hình theo yêu cầu là "copy running-config startup-config". Thiếu câu lệnh này đồng nghĩa với bạn không làm bài LAB đó. Chỉ cần sai 1 bài LAB thôi cũng đủ mệt rồi. Vì thế tốt nhất là trước khi làm bài, các bạn hãy viết câu lệnh đó vào tờ nháp mà người ta phát cho mình trước khi thi nhé! Đảm bảo không bao giờ thiếu sót luôn ^^
- Một vài câu lệnh trong bài thi khác với trong Packet Tracer (chỉ khác chút ít thôi), mà câu lệnh khác duy nhất mình gặp là "show mac-address-table", thì trong bài thi phải gõ là "show mac address-table", các bạn nhớ đọc hết các bài LAB để biết thêm.
- Thứ 2 là các topo mạng trên 9tut mà các bạn download về không chuẩn 100% đâu nhé, ví dụ như bài NAT, mình chỉ cần học câu lệnh thôi, chứ làm theo nó cho cái topo mình download về là không đúng đâu. ^^. Còn bài VTP thì có lẽ 9tut cũng không đúng vì địa chỉ MAC không giống đâu nhé, chỉ cần nhớ là gõ lệnh gì, phân tích lệnh ấy như thế nào là được.

Các bạn theo dõi phần 3: "Cấu trúc bài thi và quy tắc khi làm bài" tại đây

Read more…

Kinh nghiệm ôn thi CCNA - Phần 1: Ôn tập Lý thuyết

Trước tiên, mình thấy cũng có nhiều diễn đàn đề cập và trao đổi với nhau về vấn đề này rồi, nhưng hầu hết phải đọc từ nhiều nguồn, rồi thì mỗi người chỉ shared một ít, hơi lan man, mình và 6 đứa bạn trong lớp vừa ôn thi xong cách đây không lâu, nên mạo muội viết một bài gọi là "Tut" cho các bạn sắp, đang và đã học CCNA, có ý định thi lấy chứng chỉ CCNA.

1. Ôn thi như thế nào?

Rất nhiều bạn (trong đó có mình và bạn bè của mình) trước khi chuẩn bị ôn thi đều lên Gúc Gồ và đặt một câu hỏi là: "Ôn thi CCNA như thế nào?". Đa số đều khá lo lắng cho kì thi. Một phần vì toàn bộ bài thi bằng Tiếng Anh, nhưng phần lớn hơn chính là ở lệ phí thi. Số tiền này không hề nhỏ đối với 1 sinh viên (nếu có voucher thì lệ phí bỏ ra là 2.750.000 VNĐ, còn nếu không có voucher thì có lẽ các bạn mua lại voucher cũng ngót nghét 1 triệu nữa). Nên quyết tâm là điều mà ai trước khi quyết định thi cũng phải có.

Quyết tâm đã có, chúng ta bắt đầu với "nguyên liệu" để ôn thi

a) Lý thuyết


Đầu tiên, các bạn download phần mềm Visual CertExam về máy tính


Đây là phần mềm không thể thiếu đối với các bạn đang học và ôn thi CCNA, link download, hướng dẫn cài đặt, sử dụng đã có trong bài trên.

Vào trong trang này để download bộ đề (bộ dump):

http://www.examcollection.com/640-802.html


Nên nhớ là bài nào được nhiều lượt vote thì các bạn ưu tiên download và dùng trước (vì những người thi CCNA vote cho những file có tỉ lệ chính xác cao nhất)

Tại sao gọi là bộ "dump"?

Theo một ông anh của mình bảo là "Học CCNA mới khó, chứ thi CCNA là công việc dễ nhất, những ai chưa học qua CCNA mà học thuộc cái bộ dump này với lại làm 5 bài lab trên 9tut đều có thể pass được". Nghe cũng hơi vô lý nhưng điều này lại là sự thật.

Cách đây độ 5-7 năm gì đấy, CCNA nghe có vẻ to tát với sinh viên mình, nhưng giờ nó trở nên phổ biến và hầu như bạn nào học chắc về Mạng cũng trang bị cho mình 1 chứng chỉ CCNA để phòng thân (dễ xin việc hơn). Đấy là một trong những lí do mà CCNA giờ đây không còn "có giá" như trước đây nữa, nên việc thi chứng chỉ cũng không có gì ghê gớm cả, bộ đề cũng như LAB đã được Cisco Public gần hết rồi, thi 1000 điểm thì khó, nhưng trên 825 thì hầu như ai thi cũng được hết. ^^

Không đi học vẫn có thể pass được chứng chỉ CCNA, nhưng sự khác biệt quan trọng nhất lại chính là kiến thức thực tế của bạn có bao nhiêu, sau này áp dụng vào công việc thực tế như thế nào? Một người học CCNA chắc kiến thức khi ôn thi sẽ hiệu quả hơn nhiều so với người chỉ học dump (đây là điều chắc chắn).

Cấu trúc của một bộ dump thì có khoảng hơn 600 câu hỏi (bộ dump mình ôn thi là 662 câu) trắc nghiệm (chọn 1 hay nhiều đáp án), đáp án thì đạt tỉ lệ chính xác là >98% (tức là vẫn có tỉ lệ sai sót dù là rất nhỏ - do Cisco hay do ai thì mình không rõ). Trong đó có chia ra từng phần một để cho các bạn dễ học. Sau này khi học xong hết các phần thì các bạn quay lại làm random kiến thức tổng hợp để ôn luyện trước khi thi. Thông thường đề thi sẽ nhặt ra 47 câu trong số đó phần lý thuyết. Bạn nào không may có thể dính vài ba câu hỏi mới mà Cisco cho thêm.

Note: Có một mẹo nhỏ mách cho các bạn là: Trong chương trình Visual Certexam có cái dấu tích "Mark" (Đánh dấu), những câu hỏi nào khó nhớ hoặc chưa hiểu, các bạn có thểđánh dấu để làm lại, hoặc học thuộc đáp án cho đến khi nhớ thì thôi. Mình và bạn mình đã áp dụng cách này và học thuộc rất nhanh ^^


Các bạn theo dõi phần 2: "Ôn tập thực hành LAB" tại đây

Read more…